31/12/2019 19:13 GMT+7

Chứng khoán 2019 có gì lạ?

BÔNG MAI
BÔNG MAI

TTO - Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, tổng số tiền do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán ước tính đến 29 tỉ đồng, trong đó có 3 cá nhân người nước ngoài bị xử phạt.

Chứng khoán 2019 có gì lạ? - Ảnh 1.

Tháng 11-2019, Luật chứng khoán sửa đổi được Quốc hội thông qua, góp phần siết chặt thị trường - Ảnh: BÔNG MAI

Trong một năm qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xử phạt 8 đối tượng có hành vi thao túng chứng khoán với tổng mức phạt 4,45 tỉ đồng.

Có 6 cá nhân bị phạt 550 triệu đồng với hành vi thao túng chứng khoán thông qua việc dùng nhiều tài khoản để liên tục mua, bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu.

Một số vụ đáng chú ý như ông Lê Văn Long (Đà Nẵng) dùng 44 tài khoản thao túng cổ phiếu của Công ty cổ phần (CTCP) Đầu tư phát triển hạ tầng ALV (mã: ALV, ông Nguyễn Thanh Lâm (TP.HCM) sử dụng 57 tài khoản thao túng giá cổ phiếu CTPCP Đầu tư phát triển Dịch vụ công cộng Đức Long Gia Lai (Mã chứng khoán: DL1)...

Đáng chú ý, có hai cá nhân bị mức phạt tiền cao nhất trong năm lên đến 600 triệu đồng vì hành vi thao túng chứng khoán và một người bị khởi tố về tội danh này.

Trong năm 2019, CT CP chứng khoán Globalmind Capital là đơn vị có mức xử phạt hành chính lớn nhất với số tiền 665 triệu đồng so với các công ty chứng khoán khác.

Cuối tháng 12 vừa qua, CTCP chứng khoán thương mại và công nghiệp Việt Nam cũng bị xử phạt tổng 275 triệu vì các hành vi không có đủ người hành nghề chứng khoán, bố trí người chưa có chứng chỉ hành nghề chứng khoán thực hiện nghiệp vụ...

Các đơn vị bị xử phạt từ 400 triệu đồng trở lên phải kể đến CTCP Đầu tư kinh doanh phát triển bất động sản FLCHomes (400 triệu đồng), CTCP Bánh kẹo Hải Châu (410 triệu đồng), CTCP Nam Vang, Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông 1 - CTCP (460 triệu đồng)...

Riêng trường hợp FLCHomes bị xử phạt vì đã có hành vi vi phạm chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

FLCHomes bị yêu cầu thu hồi chứng khoán đã chào bán, hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng nơi mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc...

Ngay trong ngày nhận quyết định xử phạt, FLCHomes đã có công văn cho biết đã thực hiện đúng các yêu cầu xử lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Chính việc thông báo xử lý xong các lỗi sai phạm về phát hành cổ phiếu trong cùng ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt và yêu cầu khắc phục đã khiến sự việc trở thành hiện tượng nổi sóng dư luận, xôn xao bàn tán.

Chưa kể, tối trước ngày bị xử phạt lại diễn ra tọa đàm giới thiệu cơ hội đầu tư vào FLCHomes và công bố sẽ đưa cổ phiếu FHH niêm yết trong tháng 12-2019 với giá chào sàn dự kiến 35.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị dời lại năm 2020.

Sự việc của FLCHomes cũng trở thành trường hợp duy nhất nhất liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính lọt top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2019 do CLB Nhà báo chứng khoán công bố.

Sau hơn 10 năm, chứng khoán Việt Nam chính thức có luật mới khi được Quốc hội thông qua vào ngày 26-11 vừa qua và có hiệu lực thi hành từ 1-1-2021, trong đó nâng mức phạt tiền tối đa đối với hành vi thao túng thị trường, giao dịch nội bộ là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 5 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân. Đối với các hành vi vi phạm khác, mức phạt tiền tối đa là 3 tỉ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỉ đồng đối với cá nhân.

Chứng khoán thế giới đỏ lửa, VN-Index mất mốc 1.000 sau 20 ngày cầm cự Chứng khoán thế giới đỏ lửa, VN-Index mất mốc 1.000 sau 20 ngày cầm cự

TTO - Kết thúc phiên ngày 21-11, chỉ số chứng khoán VN-Index chính thức rớt mốc 1.000 điểm sau hơn 20 ngày cầm cự từ 1-11 đến 20-11.

BÔNG MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên