Ảnh minh họa. Nguồn: splinternews.com
Rất nhiều người cảm thấy ở một thời điểm nào đó mình ăn cực kỳ nhiều, ví dụ như khi họ tham gia một bữa tiệc buffet. Tuy nhiên, những người mắc chứng ăn uống vô độ cảm thấy mình bắt buộc phải ăn thật nhiều - ít nhất một lần mỗi tuần trong khoảng thời gian trên 3 tháng hoặc lâu hơn.
Những người mắc chứng ăn uống vô độ cảm thấy họ không thể kiểm soát được việc mình ăn gì và ăn bao nhiêu. Họ thường đi ăn một mình cho đến khi họ cảm thấy nôn nao, hoặc ngay cả khi họ không cảm thấy đói. Tội lỗi, xấu hổ, kinh tởm hoặc buồn rầu là những cảm giác họ cảm thấy sau mỗi lần ăn quá mức. Họ thường sẽ cảm thấy rất xấu hổ về hành vi đó đó đến nỗi họ thường lén lút trốn tránh và che giấu việc mình ăn nhiều với bạn bè và gia đình.
Ăn uống vô độ khác với rối loạn ăn uống
Mặc dù chúng có chung một số triệu chứng nhưng về bản chất là không giống nhau. Những người mắc rối loạn ăn uống cũng thường xuyên ăn nhiều và có những cảm xúc tiêu cực tương tự như cảm giác mất kiểm soát, xấu hổ hoặc mặc cảm tội lỗi. Sự khác biệt chính là những người mắc chứng rối loạn ăn uống có những hành vi tiêu cực ngay sau đó chẳng hạn như bắt bản thân tự nôn ra, lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu hoặc tập thể dục đến kiệt sức. Những người ăn uống vô độ không xuất hiện những hành vi này.
Ai có nguy cơ mắc chứng bệnh này?
Bất cứ ai cũng có thể mắc chứng ăn uống vô độ, không phân biệt chủng tộc, giới tính, tuổi tác hay cân nặng. Nó được cho là chứng rối loạn ăn uống phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Mặc dù phụ nữ có nguy cơ cao hơn nhưng đàn ông cũng có thể mắc chứng bệnh này. Trong hơn 6 triệu người Mỹ, khoảng 2% đàn ông và 3,5% phụ nữ sẽ xuất hiện tình trạng này tại một khoảng thời gian nào đó trong cuộc đời. Đàn ông thì dễ gặp tình trạng ăn uống vô độ ở tuổi trung niên. Ở thanh thiếu niên con số này là 1,6%.
Ảnh hưởng đến cân nặng
Rất nhiều người mắc chứng bệnh này phải vật lộn với cân nặng của mình. Trong số những người mắc chứng rối loạn này, khoảng 2/3 đang có thể trạng béo phì. Một nghiên cứu đã cho thấy khoảng 30% những người mong muốn giảm cân có những triệu chứng này. Bên cạnh đó, những người thừa cân, béo phì còn có nguy cơ cao với các bệnh tim, huyết áp cao và tiểu đường type 2.
Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần
Nhiều người mắc chứng ăn uống vô độ cũng có thêm các vấn đề về cảm xúc hoặc tâm thần khác, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng, rối loạn lưỡng cực và có thể lạm dụng chất gây nghiện. Bên cạnh đó, họ cũng có thể cảm thấy căng thẳng, khó ngủ và rất nhiều thời điểm bản thân cảm thấy thiếu tự tin, xấu hổ với hình thể của mình.
Nguyên nhân
Hiện nay, các chuyên gia vẫn không chắc chắn về nguyên nhân của chứng ăn uống vô độ. Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này, ví dụ như gen, tâm lý, tiền sử của người bệnh. Ăn kiêng quá độ cũng có thể dẫn đến ăn uống vô độ. Một số người rất nhạy cảm với thực phẩm chỉ dựa trên mùi hoặc hình ảnh của thực phẩm. Tình trạng rối loạn này cũng có thể là kết quả của các sự kiện trong cuộc đời chẳng hạn như căng thẳng, chấn thương hoặc chứng kiến cái chết của người thân hoặc bị bêu riếu về cân nặng.
Khả năng hồi phục
Nếu bạn mắc tình trạng ăn uống vô độ, hãy yên tâm bởi nó có thể điều trị thành công. Bước đầu tiên là chẩn đoán xác định được tình trạng. Các bác sĩ và chuyên gia sẽ kiểm tra và đặt ra các vấn đề về thói quen ăn uống, cảm xúc về hình thể hoặc tâm lý khi tiếp xúc với đồ ăn để xác định được tình trạng này.
Điều trị: Hỗ trợ tâm lý, cảm xúc và thực phẩm
Trao đổi với bác sĩ tâm lý là phương pháp mấu chốt để giải quyết các vấn đề về tình cảm.
Liệu pháp hành vi nhận thức (Cognitive Behavioral Therapy - CBT) có thể thay đổi các suy nghĩ tiêu cực làm giảm đi các cơn thèm ăn. Liệu pháp cá nhân (InterPersonal Therapy - IPT) có thể giải quyết được những vấn đề có thể liên quan trong các mối quan hệ. Việc tìm đến một chuyên gia dinh dưỡng để học về thói quen ăn uống lành mạnh và ghi nhật ký theo dõi thực phẩm trong quá trình bạn hồi phục cũng rất quan trọng.
Sử dụng thuốc
Một số thuốc loại thuốc cụ thể như thuốc chống trầm cảm và thuốc chống động kinh có thể giúp kiểm soát tốt cảm giác thèm ăn mãnh liệt. Việc điều trị này có thể hiệu quả hơn khi có sự hướng dẫn của bác sĩ. .
Phòng tránh
Nếu bạn đang có nguy cơ mắc chứng rối loạn này, hãy nhanh chóng nhận biết để phòng tránh nó. Hãy chú ý đến những cảm xúc của bản thân như cảm giác tội lỗi, xấu hổ hoặc bấn loạn khi nhìn thấy thức ăn. Nếu bạn thường xuyên có những cảm giác này, hãy nói chuyện với các bác sĩ hoặc các chuyên gia trị liệu để được kiểm tra và chăm sóc tốt hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận