Và theo ông Quân, ngoài hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé thì đê ven Biển Tây chưa khép kín nên cống Cái Lớn - Cái Bé hoạt động chưa phát huy hết tác dụng trong việc ngăn mặn.
"Nếu như năm 2023, hạn mặn xuất hiện từ tháng 4 và mức độ rất nhẹ thì năm nay xuất hiện từ tháng 2. Dấu hiệu hạn mặn gay gắt hơn nên đơn vị phải can thiệp đóng cống sớm hơn", ông Quân nói.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, đơn vị quản lý hệ thống cống Cái Lớn, Cái Bé đã sẵn sàng cho việc đóng cống. Dự kiến, chiều 15-3, đơn vị sẽ đóng 9/11 cống Cái Lớn. Sau đó, đơn vị sẽ cho tàu, thuyền lưu thông qua âu thuyền Vàm Bà Lịch.
"Khi nào hạn mặn khốc liệt như năm 2015 mới đóng hết các cửa cống. Còn hiện nay có 2 cống chưa đóng nhưng không cho tàu thuyền lưu thông được. Vì mực nước chênh lệch giữa thượng lưu và hạ lưu rất lớn", ông Quân nói thêm.
Còn ông Nguyễn Huỳnh Trung - chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang - cho hay từ cuối tháng 2 đến nay, độ mặn cao hơn cùng kỳ năm 2023 từ 1,3 đến 12 phần ngàn và cao hơn trung bình nhiều năm từ 2,3-7 phần ngàn.
Trên sông Cái Lớn, độ mặn 4 phần ngàn đã xâm nhập sâu khoảng 52km (cách cầu Cái Tư khoảng 3km về phía hạ lưu). Trên sông Cái Bé, độ mặn 4 phần ngàn xâm nhập sâu khoảng 11km (cống Cái Bé, xã Bình An, huyện Châu Thành).
Dự báo, trong tháng 3 này, độ mặn cao nhất tháng có khả năng xuất hiện vào đợt triều từ ngày 13-3 đến 16-3.
Sau đây là một số hình ảnh Tuổi Trẻ Online ghi nhận cho việc chuẩn bị đóng các cống Cái Lớn - Cái Bé:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận