Phóng to |
Đền Hoàng Mười vẫn tấp nập du khách viếng thăm - Ảnh: Vũ Toàn |
"Bản chất lớn nhất gây nên sự lộn xộn trong quản lý tiền công đức là do chính quyền địa phương quá buông lỏng quản lý. Các cấp lãnh đạo ở đây chưa thật sự coi trọng lòng thành kính của người dân hướng về các tín ngưỡng của văn hóa Việt. Vì vậy khi tiếp xúc với tiền công đức, không ít người đã không kiềm chế nổi lòng tham" Ông Cao Đăng Vĩnh (giám đốc Sở VH-TT&DL Nghệ An) |
Theo ông Phạm Quốc Việt - phó chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên, những sai phạm sẽ được xem xét là chi tiền công đức của nhà đền cho các tổ chức xã hội khác không thuộc quy định của UBND tỉnh. Việc chi tiền 5% cho ban quản lý trong ba năm (2010-2012) bị ban quản lý phản ứng, cho rằng đó là “chi khống” cũng được xem xét.
Sau vụ thuê xe chở tiền đi đếm vỡ ra hồi tháng 6 (Tuổi Trẻ ngày 12 và 13-6), UBND xã đã tổ chức kiểm điểm những người làm sai. Ông Lê Văn Hùng (chủ tịch xã) và ba cán bộ gồm Lê Thanh Bình (tài chính), Ngô Thị Hằng (kế toán), Nguyễn Văn Trinh (ban văn hóa xã hội) đã tự nhận hình thức kỷ luật khiển trách và đề nghị huyện xét mức kỷ luật này.
Theo báo cáo của UBND xã Hưng Thịnh công bố trước các phiên họp HĐND xã từ năm 2010 đến 2012, khoản thu tiền công đức của đền Hoàng Mười trong ba năm là 3 tỉ 50 triệu đồng. Trong lúc đó, thượng tá Lê Văn Thái - trưởng Công an Hưng Nguyên - cho biết: “Sau vụ việc ở đền Hoàng Mười, chúng tôi vào cuộc ngay. Những tiêu cực tại đây rất phức tạp bởi từ khi đền Hoàng Mười được công nhận di tích lịch sử văn hóa (2002) thì rất nhiều du khách thập phương đến thăm viếng, cung tiến lễ vật và công đức. Đặc biệt từ năm 2010 lượng tiền công đức ở đây rất lớn, không dưới 9 tỉ đồng/năm”. “Chỉ tính riêng từ tháng 4 đến nay, tiền công đức tại đền đã lên tới 4,7 tỉ đồng” - một cán bộ ban quản lý mới của đền cho biết.
Theo thượng tá Thái, vụ án không chỉ dừng lại tại những sai phạm ở UBND xã Hưng Thịnh từ năm 2010 đến nay. Việc xã giao khoán quỹ công đức hằng năm cho ban quản lý cũ thu tùy theo lượng tiền cung tiến là một kẽ hở lớn làm nảy sinh sai phạm. Diễn biến ban quản lý cũ thuê xe chở bảy bao tiền đi đếm hồi tháng 6 là một dẫn chứng. Nhiều năm trước họ cũng từng làm như vậy. Vậy tiền công đức bị xà xẻo sẽ đi đâu? Câu hỏi mở ra hướng truy tìm số tiền sai phạm này. “Báo chí có công đầu, chúng tôi không ngại va chạm để lật tẩy những sai phạm kể cả thời kỳ từ trước khi dư luận báo chí quan tâm. Phải khởi tố vụ án này mới thanh thản được” - ông Thái nói.
Gửi tiền công đức vào tài khoản cá nhân Đoàn thanh tra của Sở VH-TT&DL Nghệ An cũng vừa kết thúc đợt thanh tra 11 đền, chùa có đông du khách. Theo đó, xã Hưng Đạo (cũng thuộc huyện Hưng Nguyên) quản lý đền Làng Rào nhưng lại giao cho một số người thu chi tiền công đức không có sổ sách ghi chép. Tại đền thờ Quang Trung (TP Vinh), từ năm 2011 đến tháng 6-2013 thu 2,3 tỉ đồng tiền công đức nhưng ban quản lý trích 80% để chi tiêu hoạt động tại đền, trái với quyết định của tỉnh. Việc quản lý tiền công đức sai quy định pháp luật cũng xảy ra tại đền Hồng Sơn (TP Vinh). Ban quản lý gửi hơn 3 tỉ đồng vào tài khoản cá nhân của trưởng phòng văn hóa TP Vinh kiêm trưởng ban quản lý. Sau thanh tra, sở yêu cầu ban quản lý rút số tiền này khỏi tài khoản cá nhân, lập một tài khoản tập thể. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận