Phóng to |
Ảnh: laptopbaglifeline.com |
Tôi cũng có bằng nghiệp vụ thư ký - quản trị văn phòng. Trình độ tiếng Anh của tôi tạm ổn (400 TOIEC), kỹ năng mềm khá tốt, sử dụng tốt thiết bị văn phòng cũng như chịu áp lực trong công việc, đồng thời là một người chịu khó, có trách nhiệm (theo nhận xét của sếp trước đây).
Tôi đã thử nộp vào một vài công ty tuyển dụng với vị trí ứng tuyển là hành chính hay trợ lý nhưng chưa có phản hồi tốt từ phía công ty. Có phải do trái ngành học, tôi không có chuyên môn đào tạo hay do CV chưa thể hiện rõ năng lực bản thân, kinh nghiệm, kỹ năng? Rất mong nhận được góp ý của anh chị.
(Thuy Giang)
- Chào bạn. Qua những thông tin bạn cung cấp và qua CV gửi kèm, tôi có một số nhận xét sau:
I. Sơ yếu lý lịch:
- Hình thức: còn đơn điệu, bạn nên cân chỉnh lại cho dễ nhìn và có sự tách biệt, tạo cho nhà tuyển dụng thoải mái khi đọc CV của bạn. Có thể tham khảo một số mẫu trên website. Về cơ bản, bạn nên tách cho nhà tuyển dụng thấy rõ:
- Thông tin cá nhân + mục tiêu nghề nghiệp + quá trình đào tạo.
- Quá trình làm việc + kỹ năng công việc + khả năng…
- Thông tin tham khảo và sở thích cá nhân.
- Mục tiêu nghề nghiệp: bạn nên suy nghĩ và chọn lọc mục tiêu cô đọng và súc tích, chẳng hạn: trở thành chuyên viên giỏi trong lĩnh vực hành chính - nhân sự và thăng tiến trong công việc. Tuy nhiên, khi đưa ra mục tiêu công việc cũng cần chuẩn bị thông tin để trả lời khi nhà tuyển dụng hỏi, ví dụ: "Theo bạn, để trở thành chuyên viên giỏi trong lĩnh vực hành chính nhân sự thì bạn cần chuẩn bị gì?", hoặc "Theo bạn, công việc nhân sự là gì?"...
- Học tập (quá trình đào tạo): nên ghi thời gian tham gia đào tạo và chuẩn bị kiến thức về những điều bạn đã được đào tạo (ví dụ: ngành học công tác xã hội đào tạo những môn gì? Tại sao bạn chọn ngành học này? Bạn học môn gì giỏi nhất?... )
- Kinh nghiệm làm việc: Bạn nên đi theo trình tự thời gian và nên tách phần công việc và các hoạt động xã hội.
+ Kinh nghiệm làm việc: bạn chỉ nên đề cập hai đơn vị là Trường Anh ngữ Viễn Đông, Hội bảo trợ trẻ em (nếu cần có thể để thêm trà sữa Puply, Big C Hoàng Văn Thụ).
+ Công tác xã hội: bạn đề cập tình nguyện viên chương trình DRD và mái ấm Tre Xanh.
Lưu ý khác: Khi đề cập đến kinh nghiệm làm việc, bạn cũng nên ghi rõ vị trí công việc và lý do tại sao nghỉ việc. Về công việc, nên trình bày công việc chính, tránh tình trạng liệt kê quá chi tiết công việc. Ví dụ: "quản lý và phân phối công văn đi - đến và nội bộ" thay cho việc "nhận, lưu, phát hành biểu mẫu, văn bản mới, văn bản đi - đến và lập sổ theo dõi". Như vậy sẽ tránh được việc nhà tuyển dụng hiểu là bạn đang liệt kê công việc chi tiết nhưng không độc lập trong công việc.
- Kỹ năng và khả năng: bạn nên tách biệt hai khái niệm này.
+ Kỹ năng: tiếng Anh, vi tính, giao tiếp, thuyết phục, đàm phán, thương lượng (nói chung là những kỹ năng mềm).
+ Khả năng: chịu áp lực, làm việc độc lập… (nói chung là sức chịu đựng của bản thân trong công việc).
Nên lưu ý kỹ năng của một người làm công tác hành chính - nhân sự để có những lựa chọn phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể liệt kê thêm sở thích cá nhân: đọc sách, du lịch…
Nói chung, bạn nên điều chỉnh lại sơ yếu lý lịch của mình để dễ thuyết phục nhà tuyển dụng xem xét và mời bạn tham gia phỏng vấn.
II. Hồ sơ xin việc: bạn có thể đóng thành tập (dùng bìa cây hoặc bìa accord) như sau:
- Trang bìa: chỉ ghi Hồ sơ xin việc, vị trí công việc - họ và tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (hơi giống bao thư của hồ sơ xin việc được bán rộng rãi).
- Trang 1: danh mục các hồ sơ xin việc (đơn/thư xin việc, sơ yếu lý lịch, bằng cấp, chứng chỉ, giấy khám sức khỏe, bản sao hộ khẩu, CMND).
- Trang 2: đơn/thư xin việc.
- Trang 3: sơ yếu lý lịch.
- Tiếp theo là các giấy tờ theo trình tự: 1. Bằng cấp, chứng chỉ, 2. Giấy khám sức khỏe, 3. Bản sao hộ khẩu, CMND.
Về đơn/thư xin việc, bạn có thể tham khảo một số mẫu trên website nhưng sẽ không có một mẫu nào cố định cả mà sẽ thay đổi theo hoàn cảnh, công ty bạn ứng tuyển. Bạn cũng nên lưu ý là có tìm hiểu và thể hiện sự quan tâm của bản thân đối với công ty bạn đang ứng tuyển.
Nói chung, không có hồ sơ cố định cho một trường hợp nào cả, do vậy bạn nên ghi nhớ:
- Nên tôn trọng nhà tuyển dụng trước khi mong muốn nhà tuyển dụng lựa chọn mình, mà đầu tiên là hồ sơ xin việc, sau đó mới là chuẩn bị đi phỏng vấn và tham gia phỏng vấn (nếu được).
- Chuẩn bị những thông tin để trả lời cho nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ đọc hồ sơ của bạn và sẽ dùng các phương pháp phỏng vấn để đánh giá bạn. Do đó, không nên để những gì bạn chưa rành hoặc không chuẩn bị cho những gì bạn đã viết ra trong hồ sơ.
Chúc bạn thành công!
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lương bổng, kỹ năng nghề nghiệp, phỏng vấn xin việc... bạn đọc gửi về chương trình "Tư vấn việc làm" tại địa chỉ: [email protected] Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận