Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cho biết sẽ mở rộng miệng ống bê tông nơi bé Hạo Nam rơi xuống - Ảnh: MINH KHANG
Theo đó, sau khi khảo sát, đoàn chuyên gia đã đưa ra phương án đưa thi thể bé Hạo Nam ra khỏi ống bê tông, kỹ thuật cứu hộ khả thi, song thiết bị chưa đầy đủ nên chưa thể thực hiện.
Cụ thể, các chuyên gia Nhật Bản đề xuất dùng ống thép đường kính lớn hơn cọc bê tông đưa xuống độ sâu 24m, tiếp tục lấy hết đất bên trong ra. Sau đó, cứu hộ sẽ đưa dây cáp xuống buộc vào ba đầu cọc cạnh các mối nối, kết nối thành một trục cùng với trụ thép dựng thẳng bên cạnh tạo thành lực kéo thẳng bằng kích thủy lực.
"Đây chỉ là phương án do đoàn chuyên gia Nhật Bản đề xuất sau khi khảo sát hiện trường vụ tai nạn. Tuy nhiên, Đồng Tháp chưa thực hiện phương án này.
Chúng tôi vẫn đang thực hiện phương án là mở rộng miệng hố hàng chục mét xung quanh ống bê tông, để giảm áp lực cho đoạn đầu. Khi nào lấy lên đoạn đầu sẽ tính tiếp phương án.
Nguyên nhân do cọc bê tông này cắm cách kênh chừng 5m, muốn khoét sâu xuống phải có mặt bằng rất lớn ước tính khoảng 60m", ông Bửu nói.
Từ sáng 5-1 đến nay, hiện trường vụ tai nạn bé Thái Lý Hạo Nam đã được chính quyền tỉnh Đồng Tháp thắt chặt hơn - Ảnh: BỬU ĐẤU
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, từ chiều tối 4-1 đến nay, sau khi công bố bé Hạo Nam đã tử vong, chính quyền tỉnh Đồng Tháp thắt chặt hiện trường để tìm kiếm thi thể bé.
Đến nay, bé Hạo Nam đã lọt vào ống bê tông của công trình cầu Rọc Sen 7 ngày nhưng thi thể bé vẫn chưa được đưa ra khỏi ống bê tông.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận