Bộ KH&CN cũng đang loay hoay tìm giải pháp cho vấn đề này.
Khó khăn quản lý phóng xạ
“Cho đến thời điểm này vẫn chưa tìm ra được nguồn phóng xạ bị mất ở Bắc Kạn” - ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (bộ KH&CN) thông tin.
Ông Tấn cũng đánh giá khả năng tìm lại nguồn phóng xạ này không cao. “Sau khoảng một tháng tập trung tìm kiếm bằng thiết bị chuyên dụng, nếu không thấy, tổ công tác của tỉnh và Bộ KH&CN sẽ ngừng chiến dịch tìm kiếm để giao vụ việc cho cơ quan công an tiếp tục điều tra” - ông Tấn nói.
Bộ KH&CN sẽ làm việc với các đơn vị liên quan để tiến hành xử phạt hành chính theo qui định. Trong đó, công ty cổ phần xi măng Bắc Kạn phải chịu trách nhiệm về việc hết hạn giấy phép quản lý nguồn phóng xạ từ năm 2013 nhưng đã không xin gia hạn.
Ngân hàng BIDV Bắc Kạn phải chịu trách nhiệm về vi phạm lưu giữ nguồn phóng xạ không có giấy phép.
"Vụ việc ở Bắc Kạn có thể không để lại hậu quả nghiêm trọng vì đây là một nguồn phóng xạ yếu, không gây nguy hiểm cho sức khoe, tính mạng con người và môi trường. Tuy nhiên sự việc là một lời cảnh báo đối với thực trạng quản lý các nguồn phóng xạ trong cả nước" - ông Tấn cho biết.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc, sự việc mất nguồn phóng xạ tại nhà máy xi măng lò đứng Bắc Kạn là vụ mất nguồn phóng xạ thứ tư xảy ra trong thời gian gần đây, cho thấy việc quản lý các nguồn phóng xạ có vấn đề và ngày càng khó khăn vì nguồn phóng xạ được sử dụng trong y tế, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đang ngày càng phổ biến.
Ông Vương Hữu Tấn cũng cho biết chỉ riêng trên địa bàn Hà Nội có 35 nguồn phóng xạ cần quản lý, trong đó có 17 nguồn phóng xạ của các nhà máy xi măng lò đứng đã ngừng hoạt động tương tự như ở Bắc Kạn. Nhưng hiện nay do chưa có kho lưu giữ chất thải phóng xạ nên việc thu gom quản lý tập trung các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng chưa thực hiện được.
“Theo Luật hiện hành là phải lưu giữ tập trung nhưng do chưa có khi nên chúng tôi yêu cầu các đơn vị có nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cần liên hệ với Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt để gửi vào kho của viện nhưng họ đều không làm” - Ông Tấn chia sẻ.
Gắn chip giám sát hơn 600 nguồn phóng xạ nguy hiểm
Ông Tấn cho biết từ ngày 1-4-2016 sẽ gắn chíp định vị để giám sát quản lý hơn 600 nguồn phóng xạ mạnh có thể gây nguy hiểm trong cả nước.
Cả nước hiện có hơn 4.000 nguồn phóng xạ, trong đó có khoảng 600 nguồn phóng xạ mạnh có thể gây nguy hiểm.
Bộ KH&CN sẽ thực hiện gắn chíp để theo dõi quản lý đối với những nguồn phóng xạ mạnh. Hiện tại trong nước đã có ba cơ sở sản xuất được thiết bị giám sát nguồn phóng xạ. Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân sẽ có phần mềm quản lý để liên tục ghi nhận và xử lý thông tin từ các chip giám sát.
"Khi có tín hiệu mất an ninh, thông tin sẽ được báo ngay cho cơ sở trực tiếp quản lý nguồn phóng xạ để xử lý. Nếu cơ sở không xử lý được sẽ thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước” - ông Tấn khẳng định.
Phần mềm quản lý các nguồn phóng xạ mạnh đã được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân “đặt hàng” trường ĐH Bách khoa Hà Nội và đã được hoàn tất để đưa vào sử dụng.
Chúng tôi không muốn lưu giữ tại các thành phố lớn, khu tập trung dân cư nên hướng giải quyết tốt nhất là sử dụng kho chuyên dụng của Bộ Tư lệnh Hóa học. Bộ KH&CN đã kiến nghị với Chính phủ và làm việc với Bộ Quốc phòng để thống nhất việc trong năm 2016 sẽ thu gom các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng trong cả nước về quản lý tập trung tại kho của Bộ Quốc phòng |
Ông VƯƠNG HỮU TẤN |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận