02/11/2024 06:26 GMT+7

Chưa có tiền, vẫn mang ba lô ‘đi đại’ vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội

Ông bà ngoại cố gắng cho Hường học xong cấp 3 để tránh mù chữ rồi đi làm công nhân lấy tiền nuôi mẹ bệnh nặng. Nhưng đâu ngờ cháu gái lại ham học và đậu đại học với số điểm cao.

Trần Minh Hường đã tính đi là công nhân để nuôi mẹ - Thực hiện: NGUYỄN HIỀN - TÂM LÊ - NHÃ CHÂN - DIỄM HƯỜNG - TRINH TRÀ

Cổng trường đại học và cổng khu công nghiệp đều mở - Ảnh 1.

Hường bịn rịn nhận món quà quê bà chuẩn bị để lên Hà Nội học - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Mẹ mắc tâm thần, Hường tính đi làm công nhân nuôi mẹ

Trần Minh Hường, học sinh Trường THPT C Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, nhận được tin trúng tuyển vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội liền chạy vào giường mẹ khoe. Nhưng người mẹ cũng như mọi lần, dù báo tin vui hay buồn thì cũng… đều cười.

Mẹ của Hường 42 tuổi, mắc chứng tâm thần phân liệt, chỉ ăn ở một chỗ. Bố đã bỏ đi từ khi mẹ bị bệnh, lúc đó Hường chỉ mới 8 tuổi. Cuộc sống của hai mẹ con càng thêm khó khăn khi ở tận mảnh đất Kiên Giang nắng gió, không người thân bên cạnh. Ông bà ngoại phải bắt tàu vào đón cả hai mẹ con về quê chăm sóc.

"Tôi biết tin mình đậu buổi trưa thì buổi tối mới dám báo cho ông bà. Khi nói chuyện, ý của ông bà muốn tôi nghỉ để đi làm, vì hoàn cảnh nhà mình như vậy. Ý muốn của ông bà từ trước rồi, tôi cũng dự định học xong THPT sẽ nghỉ đi làm công nhân để lo cho mẹ" - Hường rơm rớm nước mắt nói.

Khi cánh cổng trường đại học đã mở, nhưng thực tế chào đón Hường lại là cổng khu công nghiệp, khiến ai nghe cũng buồn lòng. Đành gác lại giấc mơ giảng đường, Hường tự dặn mình phải ăn nhiều cơm để có sức khỏe vào nhà máy làm việc.

Cổng trường đại học và cổng khu công nghiệp đều mở - Ảnh 2.

Chân dung cô gái Trần Minh Hường giàu nghị lực - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Ngôi nhà nhỏ của ông bà ở thôn Trúc Sơn, xã Tiên Tân, TP Phủ Lý trống hoác, đồ đạc đã ít lại cũ mèm. Những năm còn khỏe mạnh, ông bà làm ruộng, trồng rau màu, nuôi thêm đàn gia cầm để cải thiện bữa ăn. Nay cả hai đều đã ở tuổi 80, cái tuổi xưa nay hiếm, không còn làm được ruộng đồng.

Ông là thương binh hạng 4/4, nay còn thêm bệnh của người già nên sức khỏe càng yếu hơn. Bà lại mắc u tuyến giáp cũng phải uống thuốc thường xuyên và tái khám định kỳ.

Bệnh của mẹ Hường ngày càng nặng, ai nói không vừa ý liền mất kiểm soát, chửi mắng và dọa chém giết. Nhờ chính quyền và bà con làng xóm giúp đỡ, ông bà đã xây cho mẹ con Hường một gian nhà nhỏ bên cạnh, có sân chung thuận tiện chạy qua lại.

Chưa có tiền, vẫn mang ba lô ‘đi đại’ vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội - Ảnh 3.

Nếu được học đại học, Hường có thể có điều kiện chăm sóc tốt hơn cho mẹ - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Không ngờ đậu vào trường 'xịn'

"Từ năm học lớp 1 con bé đã chăm học lắm, cứ tự động học không cần ai bảo ban gì. Năm nào cũng được giấy khen, cấp 3 được học bổng của nhà trường"- ông Trần Thế Tiếp, 81 tuổi, ông ngoại của Hường, tự hào về cháu gái.

Mỗi khi buồn, Hường lại chạy ào vào ngồi bên mẹ, kể lể đủ chuyện. Mẹ Hường có thể nổi nóng, mắng chửi bất kỳ ai nhưng đối với Hường lại luôn dịu dàng, nhỏ nhẹ. Lúc này con gái cần ý kiến của mẹ cho sự nghiệp học tập, thì người mẹ chỉ mỉm cười, gật đầu, rồi thôi.

Cả nhà đều không ngờ cô gái bất hạnh lại đậu vào trường đại học 'xịn'.

Chưa có tiền, vẫn mang ba lô ‘đi đại’ vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội - Ảnh 4.

Ông bà ngoại, bác trai luôn dặn cháu gái phải cố gắng trong mọi hoàn cảnh - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Chỉ có 5 triệu đồng, vác đại ba lô vào trường

Đang chuẩn bị tinh thần vào nhà máy làm việc, bỗng Hường nhận tin nhắn của người chị khóa trước của Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Người chị đã chân thành khuyên Hường: "Cứ đi học đã. Trên trường đại học hay có các nhà hảo tâm giúp đỡ sinh viên gặp khó khăn, biết đâu lại có người biết đến trường hợp của em. Nếu khó quá thì nghỉ, bảo lưu một năm rồi học tiếp" - Hường kể.

Tin có học bổng Tiếp sức tới trường của báo Tuổi Trẻ có thể giúp đỡ một phần học phí, cũng chính người chị ấy đã báo cho Hường làm hồ sơ đăng ký.

Hường nghe xong cuống quýt báo tin này với ông bà, rồi chạy đi tìm bác trai để xin ý kiến. Ông bà cũng ngạc nhiên, cũng hy vọng nhưng cũng lo âu: "Tôi biết có nhiều chương trình từ thiện trên tivi, nhưng không biết có đến lượt con bé không, tôi lo lắm.

Cháu nó thì cứ quyết tâm đi học nên tôi và bác nó quyết định cứ để cháu đến trường, khi nào trường gọi đóng học phí thì sẽ tìm cách vay giúp cháu" - bà nói. Người bà thấy cháu vui dù "chưa có tiền" thì lòng cũng trút được gánh nặng vì cháu được học đại học.

Nhà bác trai ở ngay cạnh ông bà cố gắng giúp đỡ Hường, nhưng bác cũng có con gái học đại học. 

"Tôi rất thương cháu, nhưng tôi còn có cả ba đứa con ăn học. Cháu ngoan, học hành lại sáng dạ nên tôi cũng không muốn cháu phải bỏ đi làm công nhân" - anh Trần Phúc Hiển cho hay. Anh luôn là người đưa đón cháu gái mỗi lần ra bến xe hay đi làm thủ tục.

Hường hào hứng xếp ba lô lên đường, mang theo đùm rau quả, món quà quê của ông bà cùng với hy vọng bước vào cổng trường đại học thực hiện ước mơ cuộc đời.

"Tôi biết ông bà sẽ lo nghĩ nhiều vì số tiền đóng học phí lớn. Tôi nhờ mọi người giúp đỡ lúc đầu rồi sẽ dựa vào sức mình. Còn trẻ khỏe nên tôi sẽ cố gắng để theo học. Vì học là cách tôi có thể kiếm được việc làm tốt hơn để chăm lo cho ông bà và mẹ sau này" - Hường lạc quan.

Cô đã làm gia sư và sẽ tiếp tục làm công việc này khi ở trường đại học. Tuy nhiên, số tiền học phí của ngành công nghệ kỹ thuật hóa học mà Hường chọn tới 37 triệu đồng một năm. Bác trai mới cho Hường hơn 5 triệu tiền cơ sở vật chất, gọi là các khoản thu ban đầu. Hường có làm gia sư thì bài toán học phí nhiều năm học vẫn còn gian nan.

Ông Phạm Văn Vũ, trưởng thôn Trúc Sơn, nghe chúng tôi tới cũng ghé vào chia sẻ về hoàn cảnh của gia đình Hường. "Mong cộng đồng chung tay giúp đỡ cho Hường, vì cháu bé học giỏi nhất thôn mà phải dừng học thì tiếc một nhân tài tương lai. Ông bà vừa là gia đình chính sách, vừa là hộ nghèo, mẹ lại bệnh nặng. Tiền trợ cấp cũng không đủ thuốc men. Tôi mong cháu Hường vượt qua được nghịch cảnh để học xong bậc đại học".

132 tân sinh viên 19 tỉnh thành phía Bắc nhận học bổng

Hôm nay (2-11), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh Đoàn Hà Nam cùng các tỉnh thành Đoàn phía Bắc trao học bổng Tiếp sức đến trường 2024 cho 132 tân sinh viên khó khăn 19 tỉnh thành Đồng bằng sông Hồng và khu vực phía Bắc (Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc).

Tổng kinh phí chương trình hơn 2 tỉ đồng do Quỹ "Đồng hành nhà nông" (Công ty cổ phần phân bón Bình Điền), Quỹ khuyến học Vinacam (Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam) và bạn đọc báo Tuổi Trẻ tài trợ. Mỗi suất học bổng 15 triệu đồng, trong đó hai suất đặc biệt (50 triệu đồng/bốn năm).

Sẽ có năm laptop do Quỹ khuyến học Vinacam tài trợ cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn thiếu thiết bị học tập. Ngoài ra, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ quà tặng cho tân sinh viên. Đây là điểm trao thứ chín trong chương trình học bổng Tiếp sức đến trường 2024.

Mời bạn đồng hành cùng Tiếp sức đến trường

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm "Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường", "Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ" - như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ "Đồng hành nhà nông" - Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam và các Câu lạc bộ "Nghĩa tình Quảng Trị", Phú Yên; Câu lạc bộ "Tiếp sức đến trường" Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Tiền Giang - Bến Tre và CLB Doanh nhân Tiền Giang, Bến Tre tại TP.HCM, Công ty Dai-ichi LifeViệt Nam, ông Dương Thái Sơn và những người bạn cùng các doanh nghiệp và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ...

Ngoài ra, Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam còn tài trợ 50 máy tính xách tay cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập trị giá khoảng 600 triệu đồng, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ 1.500 ba lô trị giá khoảng 250 triệu đồng.

Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ tài trợ 50 suất học bổng ngoại ngữ miễn phí trị giá 625 triệu đồng. Thông qua ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Bắc Á tài trợ 1.500 quyển sách về giáo dục tài chính, hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính cho tân sinh viên…

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công Thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.

Cô gái mót rau con người bán ve chai ở Đà Lạt vào đại học - Ảnh 5.

Cổng trường đại học và cổng khu công nghiệp đều mở - Ảnh 5. Cháu bà cố Thị Nở nghèo khó được ký túc xá Cỏ May miễn phí tiền ở, hỗ trợ học phí ban đầu

Sau khi Tuổi Trẻ Online đăng bài viết về Nguyễn Tuấn Kiệt (lớp 12A1 Trường THPT Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), nhiều tấm lòng vàng đã giúp nam sinh này được nhập học.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên