Đối với hàng triệu người trong chúng ta, việc bắt đầu một ngày mới mà không có một ly cà phê là điều không thể bỏ qua.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, tốt hơn hết là bạn nên ngừng uống chất caffein cho đến sau bữa sáng, vì thường xuyên uống cà phê trước đó có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 về lâu dài.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bath đã yêu cầu 29 tình nguyện viên uống một ly cà phê đen đậm đặc khoảng một giờ sau khi thức dậy, để hiểu điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường trong máu của họ sau bữa sáng. Sau đó họ uống đồ uống có đường - có hàm lượng calo tương tự như ngũ cốc hoặc bánh mì nướng với mứt, thì lượng đường trong máu của họ cao hơn khoảng 50% so với khi họ không uống cà phê.
Đây có thể không phải là vấn đề diễn ra ngay lập tức, nhưng lượng đường trong máu thường xuyên tăng cao trong nhiều năm, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và bệnh tim, nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho biết.
Giáo sư James Betts, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: 'Gần một nửa trong số chúng ta sẽ thức dậy vào buổi sáng và trước khi làm bất cứ việc gì khác, thì chúng ta uống cà phê. Tôi cũng thích cà phê, và tôi không bảo mọi người đừng uống cà phê, vì nó có một số lợi ích. Tuy nhiên mọi người nên đợi một thời gian sau bữa sáng, hoặc cho đến khi đi làm, thì hẳn uống cà phê. Điều đó tốt cho cơ thể bạn".
Khoảng 40% người dân ở Anh được cho là sẽ uống cà phê ngay khi thức dậy.
Lượng đường trong máu của những người tham gia được kiểm tra sau bữa ăn sáng, trước đó 30 phút họ đã uống cà phê. Nghiên cứu cho thấy uống cà phê đen mạnh trước bữa ăn sáng làm tăng đáng kể phản ứng đường huyết, các xét nghiệm máu lặp lại trong hai giờ cho thấy.
Giáo sư Betts cho biết: 'Nghiên cứu này rất quan trọng và có ý nghĩa sâu rộng đối với sức khỏe, vì cho đến nay chúng ta vẫn còn ít kiến thức về tác dụng của cà phê đối với cơ thể, đặc biệt là đối với sự trao đổi chất và kiểm soát lượng đường trong máu.'
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận