Phóng to |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng - Ảnh: Việt Dũng |
Mục đích ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam trong việc lựa chọn đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích và nguyện vọng gắn bó với quê hương, đất nước của họ. Tuy nhiên, hiên nay Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra là Uỷ ban pháp luật còn ý kiến khác nhau.
Chính phủ đề nghị sửa đổi đạo luật này theo hướng vẫn giữ việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không quy định cụ thể thời hạn đăng ký giữ quốc tịch. Cụ thể là “người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 1-7-2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam”.
Về phía Uỷ ban Pháp luật lại đề nghị quy định theo hướng người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam còn giá trị sử dụng, thì đăng ký với Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để được cấp giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng giải thích, theo đề nghị của Chính phủ, tất cả các đối tượng có liên quan đều phải thực hiện việc đăng ký, còn theo đề xuất của Uỷ ban pháp luật thì chia ra hai nhóm đối tượng.
Một nhóm là đương nhiên còn quốc tịch, nghĩa là có đủ giấy tờ, không cần đăng ký. Một nhóm khác phải đăng ký để giữ quốc tịch trong điều kiện mất hết giấy tờ chứng minh.
“Như vậy phương án Uỷ ban pháp luật đưa ra rộng hơn và tôi đồng ý phương án này. Đã có quốc tịch thì coi như đương nhiên, bắt đăng ký làm gì”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận