Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân - Ảnh: Cổng TTQH |
Ông viết: "Mấy ngày nay, diễn biến ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội trở nên căng thẳng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân trực tiếp từ chính sách đất đai chậm được sửa đổi và sự đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp ở Hà Nội chưa được triển khai thường xuyên.
Có hàng loạt câu hỏi được đặt ra từ vụ việc này.
Một tập thể đông đảo cá nhân công dân ở quy mô cấp xã đã phản kháng quyết định của chính quyền, rồi bắt giữ hàng chục người thi hành công vụ. Tại sao?
Một dự án xây dựng sân bay quân sự được lập ra từ năm 1980 đến nay, vì mục đích quốc phòng - an ninh, được giao đi, giao lại nhiều lần, để lãng phí việc sử dụng đất nông nghiệp mấy chục năm qua. Tại sao?
Nhân dân Đồng Tâm có yêu cầu chính đáng là được đối thoại với chủ tịch UBND TP Hà Nội, nhưng đến nay chưa được đáp ứng. Tại sao?
Vì sao nhân dân Đồng Tâm không tin vào chính quyền cơ sở? Vì sao sự việc kéo dài, để đến nay xảy ra tình hình nghiêm trọng?
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4, khóa XI và quyết định 218 của Bộ Chính trị khóa XI đã đề cập đến việc xây dựng quy chế đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Nhiều địa phương đã ban hành quy chế, nhưng sao chưa thấy triển khai thường xuyên?
Với Đồng Tâm, chủ tịch UBND TP Hà Nội cần triển khai sớm việc đối thoại với nhân dân. Là người đứng đầu cơ quan hành chính ở địa phương, chủ tịch UBND phải nắm chắc pháp luật và phải trực tiếp giải quyết ngay những vấn đề nóng thuộc thẩm quyền của mình".
Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng viết: “Rất đồng tình ý kiến ĐBQH Lê Thanh Vân. Đối thoại và tìm căn nguyên của sự việc mới giải quyết êm đẹp mọi chuyện."
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận