06/09/2013 15:20 GMT+7

Chủ thị trấn cà phê Việt ở Mỹ được săn đón

QUỐC HÙNG
QUỐC HÙNG

TTO - Ông Phạm Đình Nguyên, thị trưởng thị trấn cà phê Việt PhinDeli vừa ra mắt đầu tháng 9, làm được điều bất ngờ: khiến giới truyền thông Mỹ phải quan tâm đến một nơi hẻo lánh đang bày bán cà phê Việt Nam.

Doanh nhân Việt đã nhận “sổ đỏ” thị trấn Mỹ

DCK1kGlp.jpgPhóng to
Phóng viên Cowboy Bob (Đài radio KRRR) tặng chiếc mũ cao bồi đang đội cho ông Nguyên
rTfFBqXc.jpgPhóng to
Ông Nguyên trả lời phỏng vấn truyền thông Mỹ
wjFtZV8u.jpgPhóng to
Ông chủ cũ Don Sammons được mời trở lại quản lý thị trấn PhinDeli với chức vụ “đồng thị trưởng”
3gwylyN9.jpgPhóng to
Bức tranh tường dài 10m thể hiện theo lối hoành tráng là điểm nhấn trong quán cà phê PhinDeli. Mô tả các công đoạn từ trồng, thu hoạch, chế biến, thưởng thức, tác phẩm hội họa Viêt này đã được đông đảo khách mời khen tặng. Ý tưởng xuyên suốt và nội thất được Công ty New Asia (ở TP.HCM) thực hiện
FoeUEvd6.jpgPhóng to
Tiệc buffet được bếp trưởng Santiago Ramos, khách sạn Little America Cheyenne đảm trách với thực đơn có một số món Việt như chả giò, bì cuốn, thịt xiên…
5uiScpJ3.jpgPhóng to
Quà tặng từ thị trấn: kỷ niệm chương “Tuyên ngôn cà phê Việt trên đất Mỹ”, ly sứ Minh Long, bộ đĩa nhạc CD Đặng Thái Sơn…
gOa3O7Cr.jpgPhóng to
Thư của thượng nghị sĩ Mike Enzi, bang Wyoming gửi ông Nguyên: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới 500 nhân viên) là xương sống của kinh tế bang"
0vfjAG7E.jpgPhóng to
Bà Rosie Weston là người đại diện cho ông Nguyên trong cuộc đấu giá mua “thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ” Buford năm rồi
kY9j0OVi.jpgPhóng to
Cô Toni Trương ở San Francisco là một trong những người Mỹ gốc Việt đến thăm thị trấn
slL8qlb4.jpgPhóng to
Ông Philips Kay (phải), từng làm việc ở Buford trước đây, quay lại thăm thị trấn và trò chuyện với ông Đỗ Quốc Tuấn - tổng giám đốc công ty PhinDeli
APl43fCG.jpgPhóng to
Panô lớn quảng bá thị trấn được đặt dọc quốc lộ I-80 từ Cheyenne (thủ phủ Wyoming) đi Laramie

Doanh nhân VN Phạm Đình Nguyên đã gây thu hút nhiều đài truyền hình lớn như CBS, ABC, CNBC, PBS cùng phóng viên các hãng thông tấn khác. “Tôi chưa thấy sự kiện nào tổ chức ở một nơi hẻo lánh như Buford mà được báo chí quan tâm như vậy” - bà Amy Bates, giám đốc điều hành Công ty BuckinghamBates Global Marketing, đại diện truyền thông cho PhinDeli tại Mỹ, cho biết.

Ông Nguyên với những câu hài hước tỏ ra hòa nhập nhanh tính cách người Mỹ. Phóng viên Cowboy Bob (Đài radio KRRR) hỏi ông Nguyên rằng ông đã đem một phần văn hóa Việt vào nước Mỹ, vậy ông sẽ làm gì để đem văn hóa Wyoming về Việt Nam? Ông Nguyên dí dỏm: “Tôi sẽ mua chiếc mũ cao bồi mà ông đang đội để đem về Việt Nam đội!”.

Ông Bob lập tức lấy chiếc mũ cao bồi đang đội tặng ngay cho ông Nguyên. Mũ và ủng cao bồi là những vật đặc trưng của bang Wyoming. Một khách Mỹ chứng kiến nói đùa: “Tiếc là tôi không có đôi ủng ở đây. Nếu có tôi sẽ tặng ông ngay!”.

Ông Philips Kay, một người từng làm việc ở Buford trước đây, thốt lên: “Buford giờ đã nổi tiếng lắm rồi. Chẳng có tiền nào mua được danh tiếng này đâu!”. Theo tính toán, cuộc đấu giá tháng 4 năm ngoái đã có hơn 1.200 bài báo giấy/mạng và tin trên TV, tiếp cận đến hơn 1,3 tỉ người trên thế giới.

Ông chủ cũ Don Sammons được mời trở lại quản lý thị trấn PhinDeli với chức vụ “đồng thị trưởng” nói với báo giới: “Bạn không thể có thị trấn nào nhỏ hơn Buford được. Cũng chẳng có thị trấn nào kết nối với cả thế giới và đưa hai quốc gia cựu thù cùng ngồi lại với nhau. Như đã nói, tôi có người quen đất nước đó, đơn giản vì tôi từng ở đó những năm 1968-1969. Giờ thì tôi gọi người đó là bạn. Chỉ cần nghĩ đến điều này thôi tôi đã cảm thấy sướng rồi".

Các quan chức chính quyền bang Wyoming rất quan tâm đến thị trấn PhinDeli bởi đây cũng là một cách để họ xúc tiến đầu tư. Thượng nghị sĩ Mike Enzi, bang Wyoming không đến dự được giờ chót nên viết thư nhờ đại diện đem đến trao tận tay ông Nguyên. Trong thư có đoạn: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới 500 nhân viên) là xương sống của kinh tế bang. Nếu cần bất cứ sự hỗ trợ nào của bang hoặc cấp liên bang, ông cứ liên hệ trực tiếp với tôi".

Đến thị trấn PhinDeli, hai phó cảnh sát trưởng hạt Albany cho biết: “Cà phê Mỹ rất nhạt, vì vậy chúng tôi thường uống thay nước. Cà phê Việt màu đen hơn, vị thơm và mạnh hơn. Giờ này bình thường là buồn ngủ rồi. Nhưng lúc này thì tôi tỉnh như sáo!”.

Ông Đỗ Quốc Tuấn, tổng giám đốc Công ty PhinDeli, đáp lời: “Các bạn uống cà phê nhiều hơn là uống Coke. Và người Mỹ không cần phải thay đổi cách pha cà phê. Bạn có thể vẫn dùng các máy cà phê hiện nay ở nhà để pha cà phê Việt. Nó cũng cho kết quả gần tương đương cách chúng tôi pha phin!”.

Từ một thị trấn hoang vu, PhinDeli giờ đây chứa rất nhiều sản phẩm Việt gắn kết với ẩm thực như nước mắm Phú Quốc Thuận Phát, gốm sứ Minh Long, bộ đĩa nhạc CD Đặng Thái Sơn… Nhiều người Mỹ gốc Việt bay từ xa đến thăm thị trấn kể từ hôm 3-9. Cô Toni Trương, đến từ San Francisco, cho biết: “Tôi cảm thấy câu chuyện PhinDeli và ông Nguyên rất thú vị. Sinh ra và lớn lên ở Mỹ, tôi từng nhiều lần mất phương hướng. Tôi luôn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: rằng tôi là ai và thuộc về đâu. Và khi đến đây tôi đã có câu trả lời!”.

Có ba panô lớn quảng bá cho thị trấn mới PhinDeli được đặt dọc quốc lộ I-80 từ Cheyenne (thủ phủ Wyoming) đi Laramie. Nhiều người khi đến thăm bày tỏ rất tự hào khi thấy tấm panô giới thiệu thị trưởng thị trấn cà phê Việt. Đó cũng là tấm ảnh được chụp và chia sẻ nhiều trên mạng những ngày qua.

QUỐC HÙNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên