13/10/2024 11:22 GMT+7

Chữ quốc ngữ đã phổ cập rộng rãi, không cần bàn cãi hay đặt điều gì nữa!

'Học chữ quốc ngữ nhưng ông cha ta trăm năm trước vẫn gìn giữ sử ký nước nhà, vẫn không quên gốc Con Rồng cháu Tiên. Viện Viễn Đông Bác Cổ vẫn góp công giữ gìn văn hóa Việt Nam'...

Chữ quốc ngữ đã phổ cập rộng rãi, không cần bàn cãi hay đặt điều gì nữa! - Ảnh 1.

Triển lãm giới thiệu về vai trò của ông Trần Đức Hòa trong sự hình thành chữ quốc ngữ - Ảnh: LÂM THIÊN

Ý kiến trên do bạn đọc "văn tui" bình luận dưới bài viết Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa? của Tuổi Trẻ Online.

Sau hơn 12 tiếng, bài viết này nhận cả trăm ý kiến của bạn đọc. 

Nên nhìn về phía trước?

Đa phần bạn đọc cho rằng chữ quốc ngữ cũng có những thế mạnh, lợi ích của riêng, nó nên được phổ cập rộng rãi hơn. 

Bạn Nguyễn Thanh Song bày tỏ: "Vấn đề chữ quốc ngữ hiện nay đã ăn sâu trong tầng lớp dân tộc qua cả hàng thế kỷ. 

Chúng ta đào xới làm gì với những tranh luận lạc lõng về chữ Hán, chữ quốc ngữ! Chúng ta phải đi về phía trước chứ không thể nào mà đi thụt lùi...". 

Thậm chí, bạn Trần Đăng Hiến nhấn mạnh rằng "chữ quốc ngữ đã giúp cho dân tộc Việt Nam bước vào thời kỳ mới tươi sáng hơn".

Chữ quốc ngữ đã phổ cập rộng rãi, không cần bàn cãi hay đặt điều gì nữa! - Ảnh 2.

Trình dẫn viên thuyết trình về việc đích thân Bác Hồ dạy chữ quốc ngữ cho người dân - Ảnh: LÂM THIÊN

Theo bạn Phạm Vũ Trân, hiện nay, người Việt dùng ký tự Latin làm cho sự hội nhập dễ dàng hơn rất nhiều. Thay vì phải đầu tư để học hai bộ ký tự, thì chúng ta có thể thay bằng việc học thêm một ngôn ngữ quốc tế khác.

Bạn Tên Tôi nói: "Tôi tán thành ý của Trân! Nhờ dùng ký tự Latin mà mình hội nhập dễ dàng hơn rất nhiều!".

Độc giả Diện Giao thì thấy rất tự hào khi Việt Nam có chữ viết riêng: "Văn hóa không hề bị đứt gãy bởi chữ viết, chữ viết chỉ là một phần của văn hóa thôi, xin đừng hiểu lầm!".

Chữ quốc ngữ: Không cần bàn cãi nữa

Bình luận của bạn đọc Trần Thanh Thành nhận nhiều tương tác nhất với hơn 200 lượt bày tỏ cảm xúc:

"Chữ quốc ngữ đã phổ cập rộng rãi không cần bàn cãi hay phải đặt điều gì nữa...".

lvng****@gmail.com chia sẻ: "Chữ quốc ngữ chỉ cần tập trung học ba tháng đã có thể đọc hiểu được. Còn nếu để học, đọc và hiểu được chữ Hán, chữ Nôm thì có lẽ phải mất khá nhiều thời gian, về mặt lợi ích đã rõ rồi nên không cần phải mất thời gian nghiên cứu tranh cãi để làm gì".

Bạn Thanh viết: "Chữ vậy là ổn rồi! Đừng lôi kéo quá khứ chi cho phức tạp!". 

Theo độc giả Lão nạp, việc thay đổi chữ viết sẽ tiện lợi hơn, còn về bản chất, người Việt không thay đổi ngôn ngữ: 

"Chúng ta đâu có nói tiếng Pháp hay tiếng Anh. Còn ai muốn nghiên cứu thư tịch cổ thì đi học chữ Hán, Nôm...".

Theo bạn đọc Hiếu, xét về quan điểm thay đổi chữ viết là thay đổi ngôn ngữ thì đây là quan điểm sai bởi chữ viết chỉ là phương tiện để diễn đạt ngôn ngữ mà thôi.

Còn bạn Đức đặt câu hỏi: "Có nên chăng phải đưa ra đề tài nghiên cứu theo kiểu: "Quả trứng có trước hay con gà có trước" như thế?"

Chữ quốc ngữ mở ra cơ hội cho người Việt? - Ảnh 5.Chữ quốc ngữ khiến người Việt bị đứt gãy về văn hóa?

Một câu hỏi được đưa ra từ lâu trong giới nghiên cứu nhưng không dễ trả lời: sự thay đổi chữ viết tạo ra sự đứt gãy về văn hóa, truyền thống trong dân tộc ta?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên