TTCT - Những biến cố trên toàn cầu, nổi bật nhất có lẽ là ở Nam Mỹ, trong năm 2019 đang định hình lại cuộc chiến chống tham nhũng ở một kỷ nguyên mới. Ảnh: The EconomistNăm 2019 rối loạn tại Mỹ Latin bắt đầu hôm 23-1 tại Venezuela khi Chủ tịch Quốc hội Juan Guaidó tự xưng là tổng thống lâm thời, thách thức quyền lực của Tổng thống Nicolas Maduro. 11 tháng sau, tới lượt tổng thống đã tại vị 14 năm của Bolivia Evo Morales phải từ chức và lưu vong. Đó chỉ là hai ví dụ nổi bật ở khu vực, khi nhiều nhà lãnh đạo, bất chấp xu hướng chính trị, đảng phái và cả thành tựu quá khứ, đều phải đối mặt với cáo buộc muôn thuở: tham nhũng.Dân kỵ nhất là tham nhũngTại Venezuela, ông Guaidó, tổng thống tự xưng, vận động trên cơ sở chỉ trích chính quyền Maduro tham nhũng, nhưng rồi chính phe ông bị phát hiện dính líu tới các doanh nhân ăn chặn tiền trợ cấp thực phẩm và cả tiền tài trợ cho các binh sĩ chính quyền rời bỏ hàng ngũ! Giờ thì uy tín của Guaidó cũng không còn đứng vững: tháng 11-2019, ông phát động một làn sóng xuống đường mới song số người tham gia rất ít.Ở Bolivia, ông Morales đã có một thành tích biểu kinh tế ấn tượng kéo dài suốt 14 năm qua, trước khi ông đào tẩu sang Mexico hôm 12-11. Chìa khóa thành công là các chính sách “không nghe lời IMF”.Một báo cáo của CEPR (Trung tâm khảo cứu kinh tế và chính sách) có trụ sở tại Washington công bố hôm 17-10-2019 ghi nhận Bolivia, vốn là một nước nhỏ và nghèo ở Nam Mỹ, đã đạt được tiến bộ kinh tế và xã hội đáng kể thời gian qua. Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng thu nhập vững chắc và tái phân phối công bằng thông qua sự kết hợp các chính sách kinh tế và thị trường không chính thống, đáng kể nhất là việc ông Morales quốc hữu hóa ngành dầu khí trở lại, bất chấp sự phản đối của IMF.Tăng trưởng kinh tế nhanh đã giúp giảm nghèo (có thu nhập dưới 3,2 đôla/ngày) từ 32% vào năm 2005 xuống chỉ còn 12% năm 2017. Báo cáo của CEPR cho biết đến năm 2018, GDP đầu người của Bolivia đã tăng 50% so với năm 2005, mức tăng gấp đôi các nước khác trong khu vực.Thế nhưng, tăng trưởng kinh tế ở Bolivia cũng kèm theo tăng trưởng tham nhũng như vẫn thấy ở các nước thiếu cơ chế kiểm tra và cân bằng. Báo cáo năm 2016 của Tổ chức Gaintegrity ghi nhận “những mạng lưới đỡ đầu và chủ nghĩa thân hữu thấm sâu vào một số lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm mua sắm công và các ngành khai thác tài nguyên.Hối lộ là phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, luật chống tham nhũng được thực thi kém, và sự miễn trừ với các quan chức chính phủ và công chức là một vấn nạn”. Chính vì thế, Bolivia đứng hạng 132/180 nước trong bảng cảm nhận tham nhũng năm 2018 của Tổ chức Minh bạch quốc tế.Không chỉ Bolivia và Venezuela rối loạn, một số nước khác như Chile, Colombia, Ecuador cũng lâm vào bất ổn vì sự mất lòng tin của người dân nơi chính quyền. Đài DW của Đức nhận xét: “Các cuộc biểu tình phản kháng ở Nam Mỹ được thúc đẩy bởi bất bình đẳng xã hội cùng cực”.Đài này trích báo cáo của Ủy ban Kinh tế châu Mỹ Latin và Caribe (CEPAL) cho biết Chile, tuy đạt thành tựu kinh tế cao, song lại cực kỳ bất bình đẳng khi 1% dân số làm chủ đến 26,5% tài sản trong cả nước.Michael Alvarez, người phát ngôn của Tổ chức Heinrich Böll thuộc Đảng Xanh và từng là giám đốc của một cơ quan nghiên cứu ở Đại học Santiago de Chile, nhận xét: “So với thế kỷ trước, người dân Mỹ Latin không còn sẵn sàng chấp nhận bất bình đẳng xã hội”.Những biến cố ở Nam Mỹ không phải là ngoại lệ nếu nhìn lại năm 2019, hoặc rộng hơn, thập kỷ 2010. Tại Hoa Kỳ chẳng hạn, Tổng thống Donald Trump đắc cử một phần nhờ vào lời hứa của ông sẽ “dọn sạch đầm lầy Washington”, ám chỉ việc giới chính trị gia câu kết với các nhóm lợi ích để lũng đoạn và tư lợi một cách hợp pháp tại nước này.Để rồi chính ông Trump sau khi lên cầm quyền cũng bị cáo buộc lạm dụng quyền lực cho việc làm ăn cá nhân, tấn công đối thủ chính trị, và bảo vệ cánh hẩu, tới mức ông có nguy cơ bị đem ra luận tội.Ở châu Á, một trong những dấu ấn lớn nhất của thời đại Tập Cận Bình - trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 2012 - là chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” đã dẫn tới hơn 1 triệu đảng viên nước này nhận hình phạt dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm nhiều gương mặt cộm cán trong Bộ Chính trị bị truy tố và nhận những mức án mạnh tay.Hàn Quốc bỏ tù một tổng thống và đang xét xử một tổng thống khác, đều với các cáo buộc lạm dụng quyền lực để tư lợi. Malaysia đã trải qua cuộc chuyển đổi chính trị lớn vào cuối thập niên khi chính quyền cựu thủ tướng Najib Razak gần như sụp đổ vì nhũng lạm ở quỹ đầu tư nhà nước lớn nhất nước, và chính bản thân ông Razak đang phải hầu tòa. Ở Việt Nam, cuộc chiến chống tham nhũng cũng đã tăng tốc vào những năm cuối thập kỷ.Cuộc chiến đang thay đổiVì nhiều lý do, “có thể lạc quan rằng cuộc chiến vì một thế giới không còn tham nhũng là có thể chiến thắng”, tác giả Anne Wrede viết trên trang Minh bạch Quốc tế (Transparency International).Năm 2019 đánh dấu một kỷ nguyên mới khi gần như tất cả các nước trên thế giới đều đã ý thức tốt hơn về tham nhũng và tác động hủy diệt của vấn nạn này. Công ước chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc (UNCAC) - đi vào hiệu lực năm 2005 - tính tới tháng 6-2018 đã có 186 nước tham gia, bao gồm Việt Nam.Trên toàn thế giới, các chính trị gia vận động tranh cử hoặc củng cố uy tín chính trị bằng cam kết chống tham nhũng (dù họ có hành động hay không và hành động tới đâu là chuyện khác).Trong cuộc vận động lớn đó, người trẻ trên toàn thế giới đang đóng vai trò trung tâm đòi hỏi sự thay đổi. Từ những người đấu tranh vì khí hậu tới các cuộc biểu tình và tuần hành ở Hong Kong sang việc xuống đường đòi bình đẳng ở Nam Mỹ, thanh thiếu niên là những trụ cột và thường là những người đầu tiên lên tiếng chống lại nguyên trạng.“Chúng ta đang chứng kiến sự vận động ở quy mô chưa từng thấy để bảo vệ những nguyên tắc rõ ràng chưa từng thấy”, Minh bạch Quốc tế viết. Một cuộc thăm dò của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2017 cho thấy 47% những người trẻ (18 - 30 tuổi) nhìn nhận tham nhũng và sự thiếu trách nhiệm giải trình của chính quyền là vấn đề nghiêm trọng nhất ảnh hưởng tới đất nước họ.Có một sự tương thích về vai trò trung tâm giữa người trẻ và công nghệ trong cuộc chiến chống tham nhũng tương lai. Các chuyên gia chỉ ra rằng những cuộc đấu tranh trên mạng, sự minh bạch gia tăng của chính quyền qua các nền tảng trực tuyến và công nghệ học máy sẽ là các cơ hội then chốt để chống tham nhũng trong thập niên tới.Một số ví dụ đã có thể thấy được ngay từ lúc này cũng là ở Nam Mỹ, một trong những khu vực tham nhũng hoành hành nghiêm trọng nhất. Tháng 1-2019, Argentina trở thành chính phủ hoàn toàn không dùng tới giấy tờ có lẽ là đầu tiên trên thế giới, với việc số hóa hoàn toàn thủ tục hành chính và áp dụng hệ thống căn cước số trên toàn quốc.Ở Mexico, chính quyền thủ đô Mexico City trở thành chính quyền đô thị đầu tiên trên cả nước công khai toàn bộ các hợp đồng sử dụng ngân sách trên mạng, bao gồm các thỏa thuận xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng, cung cấp dịch vụ công, thuê ngoài các hãng tư nhân...Ở Anh, thông qua hệ thống Connect, nhà chức trách thuế sử dụng mạng xã hội và dữ liệu lớn để kiểm tra chéo hồ sơ doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp và hồ sơ thuế nhằm phát hiện gian lận và trốn thuế.Các thuật toán dự báo và trí tuệ nhân tạo giờ đã đủ thông minh để nhận ra những người có khả năng cao nhất sẽ trốn thuế dựa trên vết tích chi tiêu, giao dịch, và cả đi lại mà người đó để lại trên mạng, và chính quyền nhờ thế sẽ ngăn chặn và phát hiện sự cấu kết giữa doanh nghiệp và giới chính trị!Tất nhiên, riêng nỗ lực từ chính quyền là không đủ. Một cuộc thăm dò tựa đề “Tâm điểm là sự minh bạch” của Hãng tư vấn Ernst & Young công bố năm 2018 cho thấy 97% các doanh nghiệp trên toàn thế giới ngày nay thừa nhận tầm quan trọng của việc hoạt động minh bạch và chính trực. Áp lực từ người tiêu dùng khiến nhiều công ty không còn có thể làm ăn gian dối hay tìm cách móc ngoặc với chính quyền để trục lợi nữa.Tất cả những diễn tiến xã hội, chính trị và công nghệ mới đó mở ra cơ hội cho cuộc chiến chống tham nhũng, vấn đề là từng quốc gia sẽ tận dụng chúng như thế nào.■Tác giả Jenny Pearce, giáo sư tại Trung tâm Mỹ Latin và Caribe của Trường Kinh tế học London, còn chỉ ra mối quan hệ giữa tội phạm bạo lực và bất bình đẳng, khi hầu hết các nạn nhân lẫn thủ phạm của tội phạm bạo lực đều là người nghèo.Theo Pearce, dù chỉ có 9% dân số, Mỹ Latin là nơi chiếm 33% các vụ giết người trên thế giới. Vấn đề ở chỗ giới “tinh hoa” hưởng lợi từ một chính sách an ninh “có chọn lọc”. Họ có các công cụ để bảo vệ lợi ích và tài sản của mình qua luật pháp, và đảm bảo an toàn cá nhân qua hệ thống an ninh tư nhân.Ở Mỹ Latin có tới hơn 16.000 công ty cung cấp dịch vụ an ninh tư nhân, sử dụng khoảng 2,4 triệu lao động, rất nhiều người là sĩ quan quân đội và cảnh sát về hưu. Dân sống ở các khu ổ chuột, tất nhiên, không có hi vọng sử dụng dịch vụ của họ. Tags: Tham nhũngChống tham nhũngBộ xương ngoàiDự báo tương lai
Sửa thuế thu nhập cá nhân lạc hậu: Phải chờ đến... 2026! LÊ THANH 26/11/2024 Phải có quy định cho phép người nộp thuế thu nhập cá nhân được trừ lãi vay mua nhà, tiền học, khám chữa bệnh của người nộp thuế và của con cái họ.
Bộ Tư pháp Mỹ hủy bỏ mọi vụ án liên bang chống lại ông Trump THANH BÌNH 26/11/2024 Công tố viên đặc biệt Jack Smith đã hủy bỏ hai vụ án hình sự liên bang chống lại ông Trump.
Nhận hối lộ gần 6 tỉ, luật sư đề nghị áp dụng biện pháp hình sự đặc biệt với cựu vụ phó Anh Tuấn TUYẾT MAI 26/11/2024 Sáng 26-11, phiên tòa xét xử vụ sai phạm tại Công ty Xuyên Việt Oil và các đơn vị liên quan. Bào chữa cho ông Hoàng Anh Tuấn (cựu vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương), luật sư đề nghị áp dụng biện pháp hình sự đặc biệt với ông Tuấn.
Truy tố cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương ĐỨC TRONG 26/11/2024 Cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương cùng nhiều thuộc cấp bị truy tố liên quan đến vụ án xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.