TTCT - Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định trong cuộc chiến chống tham nhũng sẽ định đoạt vận mệnh quốc gia, nhưng đó vẫn là một hành trình còn dài. Ảnh: Financial ManagementĐã 19 năm từ khi Liên Hiệp Quốc thông qua Công ước chống tham nhũng (UNCAC, 9-12-2003), mà Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ký kết tham gia.19 năm công ước ở Việt NamUNCAC rất được biết và nhắc đến nhiều ở VN. Không chỉ những website chuyên ngành như của Thanh tra Chính phủ, mà cùng khắp website các tỉnh đều có. Năm này qua năm khác đều tổ chức học tập, đánh giá thực thi công ước. Gần đây nhất, ngày 18-10-2022, Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án Hỗ trợ nâng cao năng lực thực thi UNCAC tại VN, hợp tác với 7 đối tác gồm Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao, Bộ Y tế và Liên đoàn Thương mại và công nghiệp (VCCI).Không chỉ học tập, phổ biến với nhau mà còn tham gia học tập với các nước. Ví dụ, tham gia Hội nghị Thực thi pháp luật khu vực về phòng, chống tham nhũng do Văn phòng Cơ quan phòng, chống tội phạm của LHQ (UNODC) khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương; Ủy ban Phòng, chống tham nhũng quốc gia Thái Lan; và Bộ Tư pháp Hàn Quốc đồng tổ chức, từ 29 đến 31-8 vừa qua tại Thái Lan. Đây là một phần trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng, mà cho đến nay Việt Nam đã trao đổi, ký kết 23 hiệp định tương trợ tư pháp và 9 bản ghi nhớ về trao đổi thông tin về rửa tiền, phòng chống khủng bố; hợp tác trực tiếp với cơ quan thực thi pháp luật một số nước trong điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng, truy bắt đối tượng tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài.Tại hội nghị, phía VN thông báo đang tích cực triển khai 5 nhóm giải pháp: (1) Đẩy mạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; (2) Tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật trên các lĩnh vực, không để sơ hở, thiếu sót để tội phạm lợi dụng; (3) Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nhân dân và cơ quan báo chí trong phòng, chống tham nhũng; (4) Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng từ trung ương đến địa phương; thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống tham nhũng ngay trong các cơ quan này; và (5) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng, nhất là bắt giữ đối tượng phạm tội bỏ trốn, ngăn chặn, thu hồi tài sản tẩu tán ra nước ngoài.Năm nhóm giải pháp nêu trên rất sát với yêu cầu thực tế, như phần (5) hay (3). Thực tế cho thấy mấy năm nay, việc truy nã các đối tượng liên quan tới tham nhũng trốn ra nước ngoài ngày càng nhiều hơn ở VN. Và việc báo chí lên tiếng về tham nhũng ngày càng quan trọng, cần được thúc đẩy và tạo điều kiện hơn, cùng với việc nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nhân dân.Vẫn còn thiếu thiếu...Nhưng rõ ràng vẫn còn nhiều việc phải làm. Mới đây, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đã nhắc lại yêu cầu hình thành cơ chế, chính sách pháp luật chặt chẽ để cán bộ "không thể", "không dám", "không cần", và "không muốn" tham nhũng (Tuổi Trẻ 5-12). Theo ông, "Bản chất của tham nhũng, tiêu cực là lợi dụng quyền lực. Cho nên chúng ta kiểm soát tốt quyền lực chính là ngăn chặn được tham nhũng, tiêu cực". Và ông nhắc lại những yêu cầu căn bản của phòng chống tham nhũng: "Công khai, minh bạch là nhiệm vụ rất quan trọng để kiểm soát quyền lực. Thêm vào đó thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu. Tất cả những điều này nhằm mục đích kiểm soát quyền lực".Đó đều là những yêu cầu đã được đặt ra từ lâu, như qua khuyến nghị của các tổ chức quốc tế vẫn sát cánh cùng VN trên hành trình phát triển. Ngân hàng Thế giới, từ tháng 8-2014, trong báo cáo "Công khai thông tin quản lý đất đai ở Việt Nam", đã nêu ra vấn đề cốt lõi của tham nhũng trong lĩnh vực đất đai: độc quyền thông tin. "76% cán bộ, công chức trong lĩnh vực đất đai cho biết điều mà họ thích nhất trong công việc của mình là vị trí công việc cho phép họ đặc quyền tiếp cận thông tin", báo cáo viết. "Thông tin là quyền lực, và khi bị giữ kín, khi một người nào đó được trao độc quyền về thông tin, điều đó tạo ra lợi ích và mở ra cơ hội cho tham nhũng...".Xây dựng được các cơ chế, chính sách để giảm bớt nguy cơ trục lợi từ tình trạng độc quyền thông tin, tạo điều kiện tối đa cho báo chí điều tra và công khai thông tin, và hướng tới một hệ thống luật pháp - điều hành minh bạch, có kiểm tra, giám sát, hậu kiểm... sẽ là một bước tiến dài trong cuộc chiến chống tham nhũng.■ Tags: Chống tham nhũngLiên Hiệp QuốcThanh tra Chính phủVụ án tham nhũngThu hồi tài sảnBan chỉ đạoPhòng chống tham nhũngViệt NamKhu vực Đông Nam Á
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Người dân TP.HCM cần chú ý 31 điểm sạt lở nguy hiểm THẢO LÊ 22/11/2024 UBND TP.HCM vừa công bố danh mục 31 vị trí sạt lở bờ sông, kênh, rạch nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm năm 2024.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Đình chỉ nhiều kiểm toán viên, có cả ‘phó tổng’ từng ký báo cáo tài chính SCB BÌNH KHÁNH 22/11/2024 Một số kiểm toán viên thuộc các công ty nổi tiếng như Ernst & Young Việt Nam, KPMG vừa bị đình chỉ đến hết năm 2024. Ngoài ra, Kiểm toán DFK Việt Nam và Moore AISC cũng có kiểm toán viên bị đình chỉ.
Điện Kremlin: Tên lửa đạn đạo của Nga cảnh báo sự liều lĩnh của phương Tây THANH HIỀN 22/11/2024 Điện Kremlin tuyên bố việc tấn công Ukraine với tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới phát triển là thông điệp cho thấy Nga sẽ đáp trả các quyết định 'liều lĩnh' của phương Tây khi ủng hộ Kiev.