Một vài chân núi chơi vơi với sườn dựng đứng không có dải xanh phòng hộ hữu hiệu cũng đang chực chờ một ngày nào đó đổ ầm xuống để “góp gió” nâng đáy lòng hồ.
Vậy tại sao ngay từ bây giờ chúng ta không tìm ra một giải pháp khả thi để tạo nên sự bền vững? Dải đất trống chạy quanh lòng hồ thủy điện Hương Điền mùa nước rút có diện tích lên tới cả trăm hecta, nếu thiết kế được một vành đai thực vật đa tác dụng (phòng hộ, kinh tế) thì hay biết bao.
Trong thực tế có nhiều loài thực vật chịu sống bán ngập, một số loài chịu ngập một thời gian dài trong năm (thuộc họ cà phê, họ bông vải...), một số loài khác (thuộc chi Ficus, họ dâu tằm) tuy không sống ngập trong nước nhưng cành nhánh có khả năng vươn dài ra rồi phát sinh rễ phụ mọc thõng xuống nước cắm sâu vào bùn tạo ra một hệ thống cọc chằng chịt, chống được tác động của dòng nước rất hữu hiệu. Một số loài trong họ tre trúc vừa có khả năng phòng hộ chống xói mòn và sạt lở lại vừa cho sản phẩm có giá trị có thể khai thác nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống ở địa phương để tăng thu nhập cho người trồng... Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta nhiều nguồn gen quý, điều còn lại là chúng ta chọn lọc và thiết kế thế nào cho phù hợp với điều kiện địa hình, địa vật để có được một dải phòng hộ bền vững có lợi nhiều chiều.
Cho đến nay hầu như chưa có một mô hình nào cho việc phòng hộ các lòng hồ thủy điện như cách trên. Nên chăng cần có một đề tài xây dựng mô hình thử nghiệm để rồi sau đó nhân rộng lên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận