Các đại biểu nêu ý kiến tại hội nghị - Ảnh: LÂM HOÀI |
Hội nghị do Bộ Xây dựng và SISP phối hợp tổ chức chiều 19-10 tại Hà Nội.
Ông Hùng cho rằng hàng loạt nguyên nhân dẫn tới việc thành phố này ngày càng ngập nặng như mưa lớn do biến đổi khí hậu, triều cường, ảnh hưởng do ngập lụt vùng ĐBSCL, đô thị hóa, hệ thống thoát nước không đồng bộ, lạc hậu…
Để giải quyết được vấn nạn này, theo ông Hùng không thể dùng giải pháp “cứng" như đầu tư ồ ạt xây dựng hệ thống thoát nước như cách mà nhiều thành phố như Hà Nội và TP.HCM vẫn làm nhiều năm qua. Cần giải quyết thấu đáo trên cơ sở định hướng về không gian và hạ tầng kỹ thuật.
“Đó là đồng loạt hạn chế mật độ xây dựng, không phát triển tràn lan vùng lõi trung tâm mà phát triển vùng ngoại vi theo hướng phát triển lên phía Bắc và Đông, đồng thời hạn chế phát triển về phía Nam và Tây Nam - vùng thấp và trũng dễ gây ngập lụt, tạo các không gian mở chứa nước như sông Sài Gòn, Đồng Nai, Vàm Cỏ", ông Hùng phân tích.
Cùng quan điểm, KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho ngoài những giải pháp về hạ tầng kỹ thuật, phải có những giải pháp “mềm" như tạo ra các vành đai xanh, tận dụng địa hình tự nhiên, sông suối và các vùng đất trũng để thoát nước hoặc chứa nước...
Nhấn mạnh tầm quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế và đời sống người dân trong vùng, ông Chính đề nghị trong quy hoạch cần tập trung ưu tiên các chương trình, dự án khắc phục tình trạng ngập úng và đối phó tình trạng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường…
Dự kiến, cuối năm nay quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM (gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Tiền Giang) sẽ được hoàn thiện điều chỉnh và trình Thủ tướng phê duyệt.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận