01/12/2010 17:59 GMT+7

"Chọn mặt gửi vàng" các bản phân phối của Linux

DUY KỲ ANH (theo PCWorld)
DUY KỲ ANH (theo PCWorld)

TTO - Hiện Linux có khá nhiều "biến thể" phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Do đó, việc lựa chọn bản phân phối phù hợp là một điều rất quan trọng, nhất là đối với những người mới buớc chân vào thế giới của hệ điều hành nguồn mở này.

Linux Mint và Pinguy OS

hlRIGCKX.jpgPhóng to
Linux Mint là một lựa chọn tốt cho người mới làm quen với Linux

“Nàng Julia” Mint 10 và “chim cánh cụt” Pinguy OS là 2 lựa chọn hàng đầu cho những nguời mới bắt đầu làm quen với Linux. Kể từ năm 2006 đến nay, Mint đã phát hành đến phiên bản thứ 10 và là một trong ba bản phân phối Linux phổ biến nhất thế giới.

Cùng với Mint, Pinguy OS dù ít tiếng tăm hơn nhưng vẫn rất thân thiện với người dùng: giao diện bắt mắt, cài đặt và quản lý ứng dụng dễ dàng hơn, cung cấp sẵn trình duyệt, bộ mã codec để chơi mở các tập tin đa phương tiện, hỗ trợ DVD, Java và các thành phần khác,… người dùng còn có thể thực hiện rất nhiều tùy chỉnh về giao diện của Pinguy OS.

Zorin OS: người anh em với Windows

DYj2LRe4.jpgPhóng to
Zorin OS mang dáng dấp của “họ hàng” nhà Window

Zorin là một bản phân phối dành riêng cho những người mới chuyển từ Windows sang Linux. Hệ điều hành này có diện mạo và nhiều chương trình rất giống với Windows. Đi kèm với Zorin là ứng dụng Wine và PlayonLinux cho phép bạn cài đặt chạy những phần mềm vốn chỉ tương thích với Window.

Zorin được cộng đồng đánh giá là có tốc độ rất ấn tượng, có thể nhanh hơn gấp bốn lần Windows 7. Bạn có thể tải về Zorin OS phiên bản 3.0 (phiên bản ổn định) và phiên bản Zorin OS Lite 4.0 (thử nghiệm) tại đây.

Lubuntu, Xubuntu và CrunchBang: nhanh, nhẹ, tiết kiệm điện năng

JaPQsYvN.jpgPhóng to
CrunchBang là một trong số những nền tảng nhẹ, nhanh và tiết kiệm điện năng

Ba “biến thể” của Ubuntu này hướng đến tốc độ và sự gọn nhẹ của hệ thống. Nếu bạn chỉ dùng máy tính với một vài mục đích chuyên dụng hoặc máy tính của bạn có cấu hình thấp thì đây là những lựa chọn tin cậy. Lubuntu (“chơi chữ” từ Light- Ubuntu) sử dụng XDE (Lightweight X11 Desktop Environment- Môi trường dành cho máy để bàn cấu hình thấp). Tương tự, Xubuntu cũng sử dụng một môi trường Xfce bao gồm các ứng dụng GTK+ (thư viện đồ họa của Linux), được tối ưu hóa dành cho các dòng máy tính cấp thấp.

Bản phân phối CrunchBang Linux cũng bao gồm những ứng dụng GTK+ và tính năng quản lý cửa sổ Openbox- một trình quản lý nhỏ gọn giúp trình bày những cửa sổ chứa các ứng dụng hiện hành, hỗ trợ điều khiển cách thức di chuyển, thu nhỏ, thay đổi lại kích cỡ, đóng hoặc dấu một cửa sổ chương trình.

Jolicloud: bản phân phối “đám mây” cho Netbook

zLV8rZeE.jpgPhóng to
Jolicloud – một bản phân phối Linux khá đẹp mắt và tiện dụng

Tương tự với Chrome OS của Google, Jolicloud là một bản phân phối “đám mây” của Linux với các ưu điểm như cho phép cài đặt trực tiếp lên những máy tính đang dùng Window, hỗ trợ các ứng dụng web lẫn desktop và cho phép cài thêm các ứng dụng khác chứ không chỉ dùng sẵn các ứng dụng có trên “đám mây”.

Bạn có thể tải về Jolicloud dành cho máy đang dùng Windows hoặc bản Jolicloud chạy độc lập tại đây. Trước khi quyết định dùng Jolicloud, bạn hãy tham khảo những dòng Netbook tương thích với hệ điều hành này tại đây.

Ubuntu Studio và Mythbuntu: tập trung vào đa phương tiện

EdpvFa3s.jpgPhóng to
Ubuntu Studio hướng đến một môi trường đa phương tiện chuyên nghiệp

Ubuntu Studio là một “biến thể” của Ubuntu hướng đến việc trình chiếu video, âm thanh và đồ họa chuyên nghiệp. Nó bao gồm một tập hợp các ứng dụng mã nguồn mở cho việc sáng tạo nên các sản phẩm đa phương tiện. Mặt khác. MyUbuntu lại tập trung vào việc biên tập video cá nhân (PVR) dựa trên nền tảng MythTV.

Edubuntu: giải pháp miễn phí dành riêng cho giáo dục

ZeTix4j5.jpgPhóng to
Edubuntu hỗ trợ tốt cho việc giảng dạy và học tập

Edubuntu được thiết kế cho phù hợp với mục đích sử dụng trong lớp học và đang được sử dụng nhiều nhất trong các trường tiểu học và trung học trên thế giới. Edubuntu được tích hợp các phần mềm ứng dụng dành cho giáo dục như: GCompris, KDE Edutainment Suite, Schooltool Calendar… hệ điều hành này phù hợp với những giáo viên, giảng viên vốn không chuyên sâu về kỹ thuật và công nghệ.

Nền tảng này cũng hỗ trợ giáo viên thiết lập được một hệ thống máy tính, hoặc một phòng thí nghiệm ảo,…bạn có thể tải về Edubuntu tại đây.

Kubuntu và Netrunner: "quý tộc" dòng Linux

C13BF2uf.jpgPhóng to

Giao diện bóng bẩy của Netrunner

Nếu như Ubuntu sử dụng môi trường đồ họa GNOME thì Kubuntu và Netrunner lại sử dụng môi trường đồ họa KDE. Điểm nổi bật của hai hệ điều hành này là rất dễ sử dụng, giao diện bắt mắt (có thể sánh ngang với Windows 7 hoặc Mac OS) Do sử dụng giao diện KDE cho nên đi kèm với chúng là phần lớn các ứng dụng hỗ trợ KDE. KubuntuNetrunner thích hợp với những máy tính có cấu hình mạnh.

DUY KỲ ANH (theo PCWorld)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên