21/03/2018 10:58 GMT+7

Cho xe cứu hỏa chạy ngược chiều vì tính khẩn cấp ngăn thiệt hại

N.T
N.T

TTO - Câu hỏi có nên bỏ quyền cho xe ưu tiên chạy ngược chiều trên đường cao tốc sau tai nạn giữa xe cứu hỏa với xe khách trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của nhiều người.


Bên cạnh quan điểm phản đối vì cho chạy ngược chiều trên đường cao tốc là quá nguy hiểm bởi bởi khi các xe trên cao tốc đều chạy với tốc độ cao, sẽ khó xử lý tình huống bất ngờ khi có xe chạy ngược chiều thì cũng có quan điểm cho rằng quyền ưu tiên này là cần thiết.

Phải ưu tiên vì tính khẩn cấp cao

nguyen minh son

Ths Nguyễn Minh Sơn

Thạc sĩ Nguyễn Minh Sơn, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM, cho rằng cứu hỏa, cứu nạn, cứu hộ là nhiệm vụ có tính khẩn cấp rất cao vì nó không chỉ ngăn chặn thiệt hại về người và tài sản tại hiện trường mà còn giúp ngăn chặn kịp thời những thiệt hại liên đới khác.

Chính vì vậy mà Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã đặt xe chữa cháy là phương tiện giao thông được ưu tiên hàng đầu.

Quy định về quyền ưu tiên của các phương tiện thực hiện nhiệm vụ theo Luật Giao thông đường bộ của Việt Nam là cần thiết và phù hợp với các thông lệ của quốc tế.

Do đó không thể bỏ quyền ưu tiên của các phương tiện thi hành nhiệm vụ trên đường cao tốc vì đây là con đường nhanh nhất để các phương tiện này có thể đi đến hiện trường.

Tuy nhiên, khi sử dụng quyền ưu tiên, người điều khiển phương tiện phải đảm bảo nguyên tắc "tính mạng con người là trên hết", phải sử dụng quyền ưu tiên môt cách chuyên nghiệp, có hiệu quả nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.

Người điều khiển phương tiện được quyền ưu tiên không chỉ xác định con đường nào nhanh nhất mà phải tính đến con đường nào an tòan nhất để đến hiện trường nhằm tránh những rủi ro không cần thiết.

Bởi chỉ cần một sơ suất, một giây chủ quan không những xe ưu tiên không thể đến hiện trường để thực hiện nhiệm vụ mà còn gây ra những hậu quả đáng tiếc khác mà vụ tai nạn xảy ra giữa xe chữa cháy và xe khách vào ngày 18-3 vừa qua là một bài học quá đắt.

Từ thực tiễn sự cố vừa qua, theo tôi, người điều khiển các phương tiện được sử dụng quyền ưu tiên (xe chữa cháy, xe cứu nạn, xe cứu thương, xe hộ đê…) cần phải được trang bị kỹ năng lái xe trong những tình huống đặc biệt để đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác khi làm nhiệm vụ.

Vấn đề là sử dụng quyền ưu tiên sao cho an toàn

Luật sư Kiều Anh Vũ - Đoàn luật sư TP.HCM cũng khẳng định quy định tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ, xe chữa cháy (cứu hỏa) đi làm nhiệm vụ là xe được quyền ưu tiên.

Xe cứu hỏa đi làm nhiệm vụ không bị hạn chế tốc độ, được phép đi vào đường ngược chiều và các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn.

Khoản 3 Điều này cũng quy định khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Theo khoản 5 Điều 4 Luật Giao thông đường bộ, một trong những nguyên tắc tham gia giao thông là người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác.

Do đó, theo luật sư Vũ, vấn đề không phải ở chỗ bỏ hay không bỏ quyền ưu tiên đi ngược chiều đối với các phương tiện chuyên dụng làm nhiệm vụ đặc biệt mà quan trọng là việc sử dụng quyền ưu tiên đó như thế nào cho hiệu quả và an toàn.

Mặc dù xe cứu hỏa là xe có quyền ưu tiên nhưng việc sử dụng quyền đó cũng cần phải cân nhắc nguyên tắc an toàn cho mình và cho người khác.

trên đường, đặc biệt là đường cao tốc, tuy có quyền ưu tiên cũng cần phải cẩn trọng, chú ý đến các phương tiện khác có kịp né tránh hay không.

Ngược lại, đối với các phương tiện thông thường không được ưu tiên, khi nhận biết được tín hiệu của xe ưu tiên cũng thực hiện đúng quy định giảm tốc độ, né tránh hay dừng lại để đảm bảo an toàn cho mình.

Cho xe cứu hỏa chạy ngược chiều vì tính khẩn cấp ngăn thiệt hại - Ảnh 3.

Luật sư Kiều Anh Vũ

Đối với vụ tai nạn đáng tiếc đã xảy ra, mặc dù xe cứu nạn của Cảnh sát PCCC Hà Nội có quyền đi vào đường ngược chiều nhưng phải xem việc phát tín hiệu của xe cứu nạn như thế nào, có đủ để người tham gia giao thông khác, ở đây là người điều khiển xe khách, tiếp nhận tín hiệu của xe ưu tiên để giảm tốc độ, tránh, hay dừng lại theo quy định hay không?.

Hơn nữa, xe khách đang lưu thông trên đường cao tốc, vận tốc di chuyển là rất lớn nên nếu đột ngột gặp xe di chuyển ngược chiều, kể cả là xe có quyền ưu tiên thì cũng rất khó xử lý kịp thời và tai nạn xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Xe khách chạy 87km/h khi tông xe cứu hỏa chạy ngược chiều

TTO - Công an huyện Thường Tín (Hà Nội) đã xác định được tốc độ của xe khách khi tông trực diện xe cứu hỏa là 87km/h, nằm trong giới hạn tốc độ cho phép.

N.T
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên