Phóng to |
Quả thận của người hiến vừa được lấy ra để ghép |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
- Qui định về tình hình sức khỏe của người hiến và nhận thận được áp dụng từ năm 1992 đến nay tại BV Chợ Rẫy là: người cho thận phải là người cùng huyết thống hoặc lý giải được một cách minh bạch, rõ ràng là tự nguyện cho chứ không vì lý do kinh doanh, mua - bán. Ví dụ: vợ cho chồng hoặc vừa rồi có ni cô tặng quả thận cho một phật tử thân thiết và được sự đồng tình của nhiều người trong chùa...
Một thận vẫn sống bình thường PGS.TS Phạm Văn Bùi (Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) Tại TP.HCM hiện có bốn BV là Chợ Rẫy, 115, Gia Định và Nhi Đồng 2 (ghép cho trẻ em) đã thực hiện được việc ghép thận. Bệnh nhân hoặc người cho thận vẫn sống bình thường với thận duy nhất còn đầy đủ chức năng. Nếu người cho thận tuổi càng trẻ, không hút thuốc lá, không uống rượu, có đời sống sinh hoạt lành mạnh thì chức năng thận sẽ tốt hơn. Vì thế, người được nhận thận từ người trẻ tuổi cũng sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trên thực tế người ta vẫn có thể lấy thận của người cho thận tới 60 tuổi. Nhiều nghiên cứu về ghép thận cho thấy tỉ lệ thành công sau ghép một năm là trên 95%. Tỉ lệ thận ghép còn hoạt động sau năm năm là 70-80%. Sau 10 năm còn khoảng 50-60% và thời gian càng lâu, tỉ lệ này càng giảm dần. Sau ghép thận bệnh nhân có cuộc sống gần như bình thường. Chất lượng cuộc sống của họ tốt hơn, tuổi thọ kéo dài hơn, bệnh nhân có thể sinh hoạt, đi làm, lập gia đình và có con bình thường. |
Ở người cho thận, bước đầu phải làm các xét nghiệm: một là thử xem có phù hợp nhóm máu, hai là hòa hợp gen, ba là xét nghiệm chức năng từng quả thận. Người cho phải trên 18 tuổi và bảo đảm quả thận còn lại tồn tại với người đó.
Ví dụ người cho 20 tuổi, quả thận còn lại phải tồn tại trên 50 năm nữa. Hoặc người cho khi 50 tuổi, quả thận còn lại phải tồn tại trên 20 năm... Không lấy thận người cho trên 60 tuổi, vì đa số người trên 60 tuổi thận đã yếu, một quả thận còn lại không đủ để thải chất độc trong cơ thể.
Người cho thận phải được khám rất kỹ. Đó là người không mắc các bệnh truyền nhiễm và chịu được cuộc mổ lớn để lấy thận, không mắc các bệnh về phổi, tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, những bệnh về rối loạn đông máu như xơ gan, bệnh bẩm sinh thiếu yếu tố số 8 - máu không đông (rất nguy hiểm vì khi mổ bị chảy máu không cầm được) như trường hợp của bệnh nhân Tô Công Luân. Ngoài ra còn có một yếu tố rất quan trọng: người bệnh phải được chứng nhận trong tình trạng sức khỏe tinh thần tốt, có đủ ý thức để loại trừ trường hợp người thiểu năng tâm thần, thiểu năng trí tuệ... bị lấy thận.
Ở những cơ sở không đủ tiêu chuẩn sẽ không làm đầy đủ tất cả xét nghiệm và yêu cầu trên. Nếu bác sĩ không có lương tâm, vì đồng tiền, họ dễ bỏ qua các xét nghiệm cần thiết để "mua cho được và bán cho được".
* Còn với người nhận thận, nhiều người cho rằng cứ bỏ tiền ra nước ngoài là được, đúng không thưa bác sĩ?
- Với người nhận thận, khi ghép vào phải dùng thuốc ức chế miễn dịch nên có thể có nhiều biến chứng, trong đó có biến chứng nhiễm trùng. Thí dụ người bị lao, người đang bị viêm gan do virus, người bệnh tim mạch nặng thì không thể ghép... Do vậy người nhận thận cũng phải đủ tiêu chuẩn để ghép. Tại BV Chợ Rẫy đang có trường hợp trước khi ghép bệnh nhân không nhiễm HIV, nhưng ra nước ngoài ghép thận về lại bị nhiễm do quả thận người cho đã nhiễm HIV.
* Vậy người muốn tự nguyện hiến thận và người bệnh muốn có thận ghép thì đăng ký ở đâu?
- Tại Việt Nam, sau 10 năm lấy ý kiến toàn dân, Luật hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác đã được ban hành và có hiệu lực từ 1-7-2007. Hiện nay Bộ Y tế đang hoàn tất hướng dẫn thi hành luật này, trong đó có điều khoản là cơ quan điều phối ghép sẽ đảm nhận vai trò ghi nhận những người đăng ký và điều phối những tạng phủ đó. Cả nước hiện có 12 trung tâm ghép thận, người bệnh thận mãn tính cần ghép cũng sẽ đăng ký tại cơ quan điều phối này. Cũng nhờ có luật đã ban hành nên trong thời gian tới ngoài ghép thận, còn có những ghép khác như ghép gan, tim, phổi, tụy tạng, ruột, giác mạc...
* Bác sĩ có lời khuyên gì với người muốn bán thận?
- Nếu bạn cần tiền vì quá cấp bách, tôi xin có lời khuyên chân tình là bạn hãy chọn cách khác, đừng bao giờ nghĩ đến chuyện bán tạng phủ của mình, vì đôi khi cách làm này dẫn đến đường cùng cho chính mình, nguy hiểm đến tính mạng như trường hợp chúng ta vừa biết. Đó là một bài học xương máu. Tổ chức Y tế thế giới đã chống việc mua bán tạng phủ và coi đó là hành vi vô nhân đạo. Người có tiền bỏ ra đi mua tạng phủ của người khác - hành vi của họ về mặt đạo đức - cũng là một người không có nhân đạo.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận