TTCT - Hồi mới dọn về ở khu chung cư, từ nơi ở qua khu siêu thị gần hơn đi chợ rất nhiều. Tôi nghĩ thôi vậy cũng tiện ích cho đời sống. Những bữa đi làm tạt qua siêu thị chọn vội bịch rau, mua vài ba thứ cần thiết vậy cũng xong. Minh họa: Bích Khoa Tôi không cho rằng mình sẽ thích cái chợ, nhất là chợ ở phố. Bởi có lẽ ngán ngại chuyện va chạm, trả giá, cũng như không muốn chia sẻ chuyện riêng tư (đi chợ mua món gì, ăn cái gì như kiểu một chuyện riêng tư mà tôi cho rằng không cần ai phải biết - một cách thức tự kỷ thị dân sau hơn gần chục năm trời ở phố). Nhưng, bữa kia thử xách giỏ đi chợ theo chân mấy chị cùng xóm, tôi bỗng mê chợ. Dường như cả một trời nhiệt tình dân dã luôn sẵn có ở chợ, có lẽ là bất cứ cái chợ nào, mà ta không thể tìm được điều đó trong những khu mua sắm siêu thị. Chợ luôn phục vụ theo lẽ bán mua và trao cả tình cảm, sự quan sát, sẻ chia vào món hàng của mình. Như ngày đầu ghé chợ, tôi không mang theo giỏ xách, tay lích kích nào bị rau, bị giá, bị cà chua, bị nấm. Ghé qua hàng thịt, nghiễm nhiên được chị bán thịt lấy cho chiếc bọc nilông to sạch. Giũ cái phạch cho chiếc bọc xoạc miệng, chị nhanh tay lấy miếng vải lau một góc quầy, bảo bỏ tất cả đồ lên, rồi chị tự tay xếp hết mọi thứ vào cái bọc to đó, nói: “Xách vầy nè cho gọn, chớ không lát rớt hết đồ đó cưng”. Lần ghé cô bán rau, mua nấm và miếng mít non, nhiều khách đang chờ nhưng có lẽ thấy tôi lạ lẫm, cô hỏi: “Nhà có người ăn chay hả con? Con đừng mua mít đã luộc sẵn, sẽ không ngon bằng mua mít tươi về chiên, xong con đổ nước dừa vào, cho thêm chút sả và gia vị nữa. Nấm rơm muốn để cho lâu về luộc sơ qua, cho chút muối, chia ra từng hộp cho mỗi ngày rồi bỏ tủ mát”. Hỏi cô chỗ nào bán nước dừa thì có chị kia cũng dân đi chợ, dẫn cho tới nơi, hỏi em mới đi chợ này hả, chỗ này bán nước dừa tươi ngon, chỗ kia bán rau vườn ngon, chỗ nọ có chú bán cá đồng đem từ Tây Ninh xuống. Đi chợ mà được chỉ dẫn tận tình như đứa con nít mới học nấu ăn, mới lần đầu ngửi mùi chợ vậy. Lúc đó thấy bỗng thương đời sống dung dị chợ búa bởi cái chợ còn có sự sẻ chia. Đi chợ nhiều lần biết quầy nào rau sạch, quầy nào nấm trồng chân rạ. Biết có chị lặn lội từ miệt Long An với những túi rau lặt sẵn ngồi ở góc chợ. Chị biết người thành phố bận bịu, rau chị không nhúng nước mà chia thành từng bịch cỡ vừa đủ bữa, có để tủ lạnh cả tuần cũng vẫn còn ngon. Thỉnh thoảng nhà nhổ bụi sả, chị đem lên cho mỗi người vài tép, bảo sả này sả cố cựu, mùi thơm lâu lắm đó bà con. Đi chợ nhiều lần bỗng ghiền cái chợ. Đứa nội trợ ngu ngơ như tôi học lóm được món này món kia, được chăm sóc, chỉ bảo như đứa em gái nhỏ. Đi chợ vài lần nữa hiểu được tình cảnh vài gương mặt quen, có khi chẳng liên quan gì đến mình nhưng đó vẫn là những gia vị cho đời sống. Đi chợ cũng để nhớ thời sấp ngửa theo chân mẹ đi chợ quê. Chợ quê hay chợ phố - ở đâu cũng chan chứa tình - bởi vậy chợ vẫn tồn tại lâu thiệt lâu dù bao nhiêu siêu thị - khu mua sắm đã mọc lên ở xứ này.■ Tags: Chợ ngườiChợ phố
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.