22/04/2019 16:21 GMT+7

Cho phép GrabTaxi ở Thanh Hóa, An Giang và Đắk Nông

CÔNG TRUNG
CÔNG TRUNG

TTO - Bộ Giao thông - Vận tải đã đồng ý cho hãng gọi xe công nghệ Grab triển khai dịch vụ thêm ở ba tỉnh gồm Thanh Hóa, An Giang, Đắk Nông.

Cho phép GrabTaxi ở Thanh Hóa, An Giang và Đắk Nông - Ảnh 1.

Hành khách đi xe GrabCar tại TP.HCM - Ảnh: TL

Trong văn bản gửi đến các sở Giao thông - Vận tải ba tỉnh này, Bộ Giao thông - Vận tải cho biết quyết định này được đưa ra trên cơ sở nhận được văn bản của các tỉnh trên đề nghị hướng dẫn triển khai dịch vụ GrabTaxi đối với đơn vị vận tải taxi. 

Bộ này yêu cầu các tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động vận tải hành khách và trật tự an toàn giao thông trên địa bàn để tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo việc ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động vận tải hành khách tại địa phương… 

Theo đó, các doanh nghiệp và hợp tác xã vận tải bằng xe taxi nêu trên phối hợp với các đơn vị cung cấp phần mềm để triển khai việc ứng dụng phần mềm hỗ trợ công tác điều hành hoạt động vận tải taxi của đơn vị mình (tiền cước chuyến đi tính theo đồng hồ gắn trên xe) là phù hợp, cần được khuyến khích. 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp và hợp tác xã vận tải bằng xe taxi chỉ được áp dụng đối với các phương tiện taxi đã được cấp phù hiệu theo quy định…

GrabTaxi khác gì với GrabCar?

Theo Grab, hai loại hình dịch vụ này có điểm giống nhau đều đặt thông qua ứng dụng.

Khác nhau: GrabTaxi là xe taxi thông thường, có mào và đồng hồ cước. Chi phí trên ứng dụng là ước lượng, khi đi xe, bạn trả tiền theo cước phí hiển thị trên đồng hồ taxi.

Còn GrabCar là dịch vụ kết nối cho loại xe chở khách dưới 9 chỗ theo hình thức xe hợp đồng điện tử tại Việt Nam, được bộ Giao thông - Vận tải đồng ý triển khai thí điểm tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh và Khánh Hoà.

Theo đó, chi phí trên ứng dụng là số tiền khách hàng cần phải trả, không bao gồm bất cứ phụ phí nào khác (Ngoại trừ chi phí cầu đường, bến bãi,…).

Taxi và Grab tranh cãi về quy định gắn mào trên nóc

TTO - Trong khi giới taxi truyền thống kiến nghị giữ nguyên những quy định trong bản dự thảo thay thế Nghị định 86 lần thứ 8, thì Grab cũng lên tiếng cho rằng việc gắn mào "xe hợp đồng" trên nóc là không cần thiết.

CÔNG TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên