07/07/2019 06:30 GMT+7

Cho con xong nhớ và hối hận, đòi lại được không?

TÂM LỤA
TÂM LỤA

TTO - Chị N.T.A. phát hiện mình có bầu với bạn trai. Bạn trai bảo "chưa chắc con anh". Chị A uất, sinh xong cho con luôn. Sau đó, vừa nhớ con vừa hối hận, chị A điện thoại gia đình nhận con để xin lại, bên kia từ chối...


Cho con xong nhớ và hối hận, đòi lại được không? - Ảnh 1.

Cuối năm 2017, chị N.T.A. (ngụ tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) phát hiện mình có bầu với bạn trai. Khi biết chuyện này, người bạn trai cứ khất lần lữa, không chịu đưa chị về nhà nói chuyện với bố mẹ như đã hứa. Đến sát ngày chị A. sinh, người bạn trai liền "trở mặt", nói "chưa chắc đứa trẻ trong bụng em là con anh" khiến chị A. rất uất hận.

Tháng 9-2018, chị A. sinh con tại một bệnh viện ở thị xã Hoàng Mai. Gia đình bạn trai biết nhưng không hề đến thăm. Lúc đó, chị A. bàn với bố mẹ sẽ cho đứa con để không phải "nhìn con lại nhớ đến người phụ bạc". 

Bố mẹ chị A. dò hỏi một số y tá thì được biết trước đó đã có nhiều người hiếm muộn liên lạc với bệnh viện để xin con nuôi. Sau khi sinh con được hai ngày, với sự kết nối của bệnh viện, chị A. đã cho đứa bé cho một cặp vợ chồng. Khi cho con, chị chỉ biết gia đình nhận nuôi con mình ở TP Vinh và xin số điện thoại của họ. Ngoài ra không có thông tin gì khác.

Một thời gian sau, chị A. cảm thấy nhớ con và hối hận vì việc mình đã làm. Chị gọi điện cho gia đình kia với mong muốn xin lại con nhưng họ không đồng ý vì "nuôi đứa bé lâu nên có tình cảm".

Chị A. chia sẻ: "Khi cho con, tôi chỉ ký giấy tay là sau này sẽ không đòi lại hay không có trách nhiệm gì liên quan đến đứa bé nữa. Nên nay tôi muốn đòi lại thì gia đình người nhận con không cho. Tôi liên lạc với bệnh viện, đề nghị cung cấp địa chỉ của họ nhưng bệnh viện không đồng ý. Con tôi dứt ruột sinh ra nhưng giờ lại không trả con cho tôi thì có phải họ vi phạm pháp luật không? Tôi muốn kiện để đòi con nhưng không biết thủ tục như thế nào?".

Trả lời về vấn đề này, luật sư Nguyễn Ngọc Quảng (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết Luật nuôi con nuôi đã quy định rất rõ về trình tự thủ tục, thời hạn, điều kiện nhận nuôi con nuôi.

Theo đó, người nhận nuôi con nuôi phải chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định. Khi xét thấy có đủ điều kiện của các bên, UBND cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ.

Nếu thực hiện theo các điều kiện trên thì kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác có liên quan. Như vậy, về cơ bản, người đã cho con thì không có quyền đòi lại.

Tuy nhiên theo luật sư Quảng, trong trường hợp bên nhận nuôi con có các hành vi bị cấm: như nhận con nuôi để trục lợi, phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ, việc nhận nuôi con không tuân thủ quy định… thì bên cho con nuôi có thể kiện đòi lại con của họ.

Có thể kiện đòi con

"Trong trường hợp chị A., người nhận nuôi con của chị không đưa ra được các giấy tờ tùy thân khi nhận con, việc cho - nhận con chỉ viết giấy tay mà không đăng ký tại UBND xã.

Vì vậy, việc nhận nuôi con không đáp ứng các quy định của pháp luật. Chị A. có thể kiện đòi lại con của mình. Tuy nhiên trước khi khởi kiện, chị A. cần thu thập các căn cứ chứng minh vi phạm của người nhận con nuôi.

Trường hợp chị A. không biết địa chỉ của họ thì rất khó để kiện đòi con", luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (chi hội trưởng chi hội luật sư - Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM) cho biết.

Tranh chấp đứa con chủ tịch phường đang nuôi: người xưng

TTO - Liên quan đến vụ tranh chấp con nuôi với nữ chủ tịch phường ở Cà Mau, kết quả giám định ADN cháu bé khiến nhiều người bất ngờ: bé không cùng huyết thống với những người tự xưng là cha mẹ ruột.

TÂM LỤA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên