Vừa qua, một người đàn ông tại Uganda tên là Joe Rwamirama đã mạnh dạn tuyên bố rằng mình có thể tiêu diệt được những con muỗi cách xa 6 mét bằng cách "xì hơi". Thông tin này ngay lập tức được lan truyền trên mạng và vô tình đến tai của một công ty bán thuốc diệt côn trùng.
Công ty này đã ngay lập tức mời ông hợp tác nghiên cứu chế ra một loại thuốc diệt côn trùng mới. Và với khả năng có một không hai của mình, Joe bỗng trở nên nổi tiếng khắp thị trấn.
Sự “hay ho” của bài báo về Joe Rwamirama khi đăng trên tờ Sun đã nhận được hơn 25000 lượt tương tác, theo CrowdTangle, bàn tán xôn xao về danh tính của một "siêu anh hùng" 48 tuổi nào đó – bạn có tự hỏi, 47 năm trước người đàn ông này đã từng làm gì với cuộc đời hay chăng?
Trang facebook của Zambia (Châu Phi) Tumfweko với hơn 400000 người theo dõi cũng chia sẻ cùng câu chuyện, thu hút hơn 4000 lượt bình luận và phản ứng.
Truy dò thực hư câu chuyện, trang AFP đã lần tới một website giễu nhại (parody) nơi tin “thất thiệt” này bắt đầu, đồng thời phát hiện dung mạo của người đàn ông tài hoa kia tới từ một buổi tầm soát vi khuẩn Ebola ở Congo, hồi giữa tháng 7 năm nay, 2019 do một phóng viên của Reuters thực hiện.
Phiên bản đầu tiên nhất của câu chuyện này, hóa ra, xuất hiện trên trang web trào phúng Ihlaya News vào ngày 9 tháng 12, 2019. Trên Facebook, chính Ihlaya cũng “giăng cờ” trước là nội dung đăng tải của họ giễu nhại tin tức hàng ngày.
Hơn nữa, trong tiếng Afrikaan, một trong 11 ngôn ngữ chính thức của Nam Phi, Ihlaya nghĩa là “đùa”. Dòng chữ “nuusparodie waarvan jy hou” dịch là “tin tức giễu nhại mà bạn yêu thích.
Cách đây chừng một tháng, cũng có một tin “thất thiệt” tương tự, nay đã được giải thiêng: Nữ nhân viên dọn phòng 40 ở Los Angeles lấy trộm tinh trùng trong bao cao su của một triệu phú trẻ, tự thụ thai và có con. Người này sau đó thắng trong vụ kiện với vị triệu phú, được trả hàng triệu đô tiền trợ cấp cho con trai nay đã 4 tuổi của mình.
Và chuyện cổ tích hiện đại này, có ngạc nhiên không, cũng xuất phát từ Ihlaya News trên kia.
Vào dịp Lễ tạ ơn, một dịp lễ thuần Mỹ, trang IFact cung cấp một “sự thật” thú vị chẳng kém về đương kiêm tổng thống Mỹ Donald Trump
Chẳng chút khó khăn cũng có thể truy ngược lại rằng, thông tin kia tới từ một người anh người em của Ihlaya News: trang dailyworldupdate.us, một trang trào phúng. Thông tin kia được hưởng ứng rất lớn, với không ít bình luận ca ngợi Donald Trump, nhân vật “sầu riêng” của thế giới 2 3 năm nay: hoặc cực ghét, hoặc cực ủng hộ.
Trên cùng trang dailyworldupdate.us có hẳn hoi dòng “cảnh báo”: trang trào phúng dành riêng cho những ai tin vào thuyết Trái đất phẳng, những người ủng hộ Donald Trump, và đích danh… tổ chức khủng bố Al Qaeda.
Trào phúng là một khái niệm song hành với tiếng cười từ rất, rất, và rất lâu. Đó là cách sử dụng sự khôi hài, vui nhộn, sự mỉa mai, thậm chí cường điệu và châm chích để phơi bày và phê phán sự ngu ngốc hay những thói xấu xa của con người, đặc biệt trong bối cảnh chính trị và các chủ đề mang tính thời sự đang xảy ra. Đó là một khái niệm rút ra từ từ điển.
Hồi tháng 9, Hội đồng Nhận thức truyền thông Singapore (Media Literacy Council), với các lãnh đạo do Bộ Thông tin và truyền thông Singapore chỉ định, đã phải xin lỗi vì một bài đăng trên Facebook của họ có bức ảnh đồ họa gọi việc mỉa mai châm biếm trên mạng là “tin tức giả mạo”.
Ít ra, việc kiểm chứng độ xác tín của một nguồn tin, giữa bầu không khí Internet ô nhiễm chẳng kém… Hà Nội, là vô cùng cần thiết: Có phải khi không mà tên của binh nhất Joe Barron may mắn được xóa nợ “tình cờ” cũng là tên… cậu ấm nhà Trump, Barron Trump.
Thứ hai, giễu nhại và trào phúng không và chưa bao giờ (nên) là thứ gây ra ô nhiễm Internet. Sự vô minh, ấu trĩ của con người mới là thứ gây nên ô nhiễm, nhất là khi họ muốn trục lợi.
Trích bài viết Tin giả và tin đùa – Hải Minh, Tuổi Trẻ Cuối Tuần, tháng 9/2019 Giữa tháng 8 vừa rồi, trang theconversation.com công bố một nghiên cứu tiến hành trong 6 tháng của họ về thông tin sai lạc và mạng xã hội. Theo đó, cứ mỗi 2 tuần, các nhà nghiên cứu lại xác định 10 tin tức chính trị giả mạo được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội, bao gồm nhiều chuyện châm biếm hài hước. Các nhà nghiên cứu sau đó hỏi một nhóm 800 người Mỹ xem họ có tin những câu chuyện đang hợp “trend” đó không. Kết quả là 10 tin tức hài hước hàng đầu trên hai trang chuyên châm biếm tin tức ở Mỹ, The Babylon Bee và The Onion, được trên 10% số người tham gia cuộc thăm dò tin là “chắc chắn đúng”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận