09/07/2024 05:56 GMT+7

Chính quyền quân sự Myanmar gặp nhiều tổn thất

Chính quyền quân sự Myanmar đối diện với nguy cơ mất nguồn thu và tổn thất lãnh thổ nặng nề, khi các nhóm nổi dậy ở Myanmar tuyên bố họ đang trên đà chiếm thêm nhiều thị trấn là các trung tâm kinh tế quan trọng.

Binh sĩ của một nhóm nổi dậy thay cờ của quân đội Myanmar tại làng Thingyan Nyi Naung, ngoại ô thị trấn Myawaddy tại biên giới Thái Lan - Myanmar vào tháng 4-2024 - Ảnh: REUTERS

Binh sĩ của một nhóm nổi dậy thay cờ của quân đội Myanmar tại làng Thingyan Nyi Naung, ngoại ô thị trấn Myawaddy tại biên giới Thái Lan - Myanmar vào tháng 4-2024 - Ảnh: REUTERS

Theo báo Bangkok Post ngày 8-7, chính quyền quân sự Myanmar hiện đối diện với nguy cơ mất thêm nhiều trung tâm kinh tế ở phía đông bắc và dọc theo bờ biển phía tây đất nước, trong khi các lực lượng nổi dậy tuyên bố họ chiếm được nhiều thị trấn lớn.

Nhóm nổi dậy Đội quân Arakan (AA) ngày 7-7 cho biết họ đã tiêu diệt hơn 400 quân của chính quyền trong các chiến dịch trên bộ nhằm giành quyền kiểm soát thị trấn cảng biển Thandwe dọc theo bờ biển vịnh Bengal thuộc bang Rakhine.

Nhóm này tuyên bố đã chiếm một sân bay, chặn đường tiếp cận các căn cứ, chiếm giữ các trại, vũ khí và đạn dược của đối phương.

Trong khi đó, hai nhóm vũ trang khác, bao gồm nhóm Quân đội Giải phóng dân tộc Ta'ang (TNLA) tại bang phía bắc Shan, nơi có biên giới với Trung Quốc, Lào và Thái Lan, khẳng định họ đang trên đà chiếm quyền kiểm soát nhiều thị trấn từ tay quân đội Myanmar.

Các mục tiêu được nhắm đến là thị trấn Lashio lớn nhất ở miền bắc Myanmar, cùng thành phố Mogok nổi tiếng với đá quý.

Theo Bangkok Post, phó tổng tư lệnh quân đội Myanmar Soe Win hôm 7-7 đã dẫn một phái đoàn đến Thanh Đảo để thảo luận tình hình an ninh với các quan chức Trung Quốc.

Trung Quốc hồi tháng 1-2024 đã làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn giữa chính quyền quân sự Myanmar và các nhóm nổi dậy tại bang Shan, trong nỗ lực chấm dứt bạo lực. Trung Quốc là thế lực ngoài nước có ảnh hưởng nhất đối với cả hai bên trong cuộc xung đột, Bangkok Post nhận định.

Việc mất đi các trung tâm kinh tế sẽ càng làm tăng thêm tổn thất về lãnh thổ vốn đã nặng nề của chính quyền quân sự Myanmar, trong khi xung đột tại quốc gia này đang ngày càng căng thẳng sau cuộc đảo chính vào năm 2021.

Theo báo cáo hồi tháng 5 của nhóm chuyên gia quốc tế độc lập Hội đồng cố vấn đặc biệt cho Myanmar, cuộc xung đột đang leo thang với tốc độ nhanh, trong bối cảnh chính quyền quân sự đã mất quyền kiểm soát các thị trấn chiếm 86% diện tích đất nước.

Chính quyền quân sự Myanmar bắt lãnh đạo nhiều siêu thị vì bán gạo giá caoChính quyền quân sự Myanmar bắt lãnh đạo nhiều siêu thị vì bán gạo giá cao

Chính quyền quân sự Myanmar bắt nhiều lãnh đạo các chuỗi siêu thị tại nước này với cáo buộc bán gạo giá cao, trong bối cảnh nhiều cuộc trấn áp được thực hiện nhằm ổn định giá cả.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên