Theo dự luật, 4 công ty năng lượng lớn nhất gồm Vattenfall, E.oN, RWE và EnBW sẽ phải đóng góp vào một quỹ nhà nước trị giá 23,34 tỷ euro để quản lý chất thải hạt nhân.
Ngoài ra, các công ty này vẫn phải có trách nhiệm về pháp lý và tài chính trong việc đóng cửa và tháo dỡ các nhà máy điện hạt nhân.
Tuy nhiên, nhà chức trách Đức vẫn chưa tìm được nơi xử lý để tích trữ cố định chất thải hạt nhân, trong khi việc tìm kiếm một địa điểm như vậy có thể phải mất nhiều thập kỷ với chi phí xây dựng và vận hành rất lớn. Các tổ chức môi trường như BUND và tổ chức Hòa bình Xanh đã chỉ trích kế hoạch này và cho rằng số tiền trên 23 tỷ euro là quá ít để trang trải cho việc cất giữ chất thải hạt nhân.
Hiện các nhà máy điện hạt nhân mới chỉ tích trữ các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng ở các kho tạm thời, thường là ngay tại khu vực nhà máy điện hạt nhân hoặc tại các kho tạm ở Ahaus thuộc bang Nordrhein-Westfallen hay Gorleben thuộc bang Niedersachsen, trong khi chưa tìm được một nơi phù hợp để xây dựng một cơ sở tích trữ mãi mãi.
Sau khi xảy ra các sự cố liên quan tới nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản năm 2011, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố sẽ có lộ trình tiến tới đóng cửa toàn bộ nhà máy điện hạt nhân còn lại ở nước này.
Thay vì muộn nhất là năm 2036, Berlin đã quyết định đóng toàn bộ nhà máy điện hạt nhân vào năm 2022.
Trong năm 2011, 8 nhà máy điện hạt nhân bị đóng cửa và năm 2015 thêm một nhà máy bị đóng cửa. Trong số 8 nhà máy còn hoạt động, Berlin dự định đóng cửa một nhà máy vào năm 2017, một nhà máy vào 2019, ba nhà máy vào năm 2021 và ba nhà máy còn lại vào 2022.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận