Bức ảnh được cho là trông giống như tranh thời Phục hưng, ngụ ý chỉ bức "Bữa tối cuối cùng" khi các môn đồ bao quanh Chúa Jesus và ảnh thật
Khi Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Đức hồi đầu tháng 7, báo chí phương tây và mạng xã hội dậy sóng với bức ảnh các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới như Tổng thống Mỹ Donald Trump, thủ tướng Đức và Pháp vây quanh Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Để phô trương quyền lực
Tấm ảnh gây bão trên Twitter này sau đó đã được xác định là sản phẩm của Photoshop. Dù không xác định được ai là người đầu tiên đưa tấm hình có chỉnh sửa này lên mạng, nhiều ý kiến cho rằng Nga đứng đằng sau vụ này để phô trương quyền lực của ông Putin.
Trong tấm ảnh thật của hãng Getty Images, vị trí của ông Putin thật ra là chiếc ghế trống, vốn dành cho thủ tướng Anh, dựa theo bảng tên để trên bàn.
Nếu những bức ảnh thông thường hơn ngàn lời nói, thì tấm ảnh (giả) này hơn đến triệu lời. Nếu như nó là thật"
Tờ NewStatesman bình luận
Trong thời tin tức giả, những bức ảnh được phù phép có chủ đích bằng Photoshop lại có môi trường thuận lợi hơn bao giờ hết để lan truyền và đánh lừa, từ người dùng mạng xã hội đến cả giới truyền thông.
Hồi tháng 2, tổng thống Nga cũng dính một tin giả khác khi bức ảnh chụp ông ngồi giữa hai người đẹp, bà Wendi Murdoch (vợ cũ của trùm truyền thông Rupert Murdoch) và ái nữ của Tổng thống Mỹ, cô Ivanka Trump gây bão trên mạng xã hội.
Bức ảnh có vẻ như ba người đang cùng dự một buổi tiệc. Tuy nhiên, một số trang mạng nhanh chóng phát hiện ra đây là tấm ảnh giả được chỉnh sửa từ bức hình gốc, vẫn có cô Trump và bà Murdoch, nhưng nhân vật ở giữa là đạo diễn điện ảnh Baz Luhrmann.
Bức ảnh gốc do nhiếp ảnh gia Hannah Thomson chụp tại buổi tiệc sau sự kiện Costume Institute Gala năm 2015.
Truyền thông cũng mắc lỡm
Cũng như các trường hợp tin vịt hay hình ảnh giả mạo khác luôn luôn có những người dùng mạng xã hội sẵn sàng chia sẻ ảnh fake với tốc độ ánh sáng. Và giới truyền thông nếu không tỉnh táo cũng "dính đòn" như bao người.
Đầu tháng 8, ông Raf Sanchez, phóng viên phụ trách Trung Đông của tờ Telegraph (Anh), đưa lên Twitter cá nhân tấm ảnh chụp ông Donald Trump và một nhân vật được xác định là "Millennial Matt", một trong những lãnh đạo của phong trào alt-right (hữu khuynh kiểu mới) tại một sự kiện của những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng (white supremacy) ở bang Virginia.
Tuy nhiên, ông Sanchez không hề biết rằng đó là bức ảnh giả, được chỉnh sửa từ tấm ảnh gốc là tấm hình selfie giữa ông Trump và một người khác.
Sanchez sau cùng cũng nhận ra mình đã "hố" và xóa bức ảnh trên Twitter của mình đi, thay bằng tấm ảnh thật.
Tuy nhiên đã quá muộn. "Bản đính chính" của phóng viên Telegraph chỉ được retweet (chia sẻ lại) chưa đến 1.000 lần, trong khi tin nhắn góp phần lan truyền tin vịt của ông lại có đến 22.000 lượt chia sẻ, theo trang freebeacon.com.
Trở thành nhân vật chính của tin đồn và ảnh giả là chuyện không tránh khỏi với bất kỳ chính khách nào.
Thủ tướng Anh Theresa May cũng đã có dịp "trải nghiệm" điều này hồi cuối tháng 7 vừa qua. Ngày 30-7, tài khoản Severe Delays đưa lên Twitter tấm ảnh bà May chụp cùng thành viên nội các, và ở hậu cảnh là bức họa nổi tiếng The Scream (Tiếng thét).
Quả là mỉa mai khi nhà lãnh đạo Anh cùng thành viên chính phủ tươi cười trong khi một "nhân vật" lại ôm đầu và gào thét ngay sau lưng.
Nhưng cũng chính vì cái trớ trêu đó mà bức ảnh lừa được nhiều người – những người tin rằng không gì phù hợp là "tiếng thét" với bà May và nội các của bà, với những gì đã xảy ra gần đây với nước Anh, tù vụ Brexit đến việc bà thủ tướng thất bại trong cuộc bầu cử hồi tháng 6.
Tuy nhiên, chỉ cần làm động tác tìm kiếm trên Google là biết ngay đó là ảnh xạo. Bức ảnh gốc thực ra được chụp từ tháng 9-2016, với bà May ngồi cùng 27 thành viên nội các và bức tranh đằng sau họ không phải là tác phẩm của danh họa Edvard Munch.
Tấm ảnh bà May chụp cùng thành viên nội các
Trưởng chiến lược gia của tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Steve Bannon, cũng trở thành nạn nhân của tin giả khi trang châm biếm The Onion đăng hình ông đầm đìa máu me nơi khóe miệng hôm 16-8.
Bức ảnh thật do nhiếp ảnh gia Mark Wilson chụp tại Nhà Trắng hôm 20-4, và gương mặt ông Bannon hoàn toàn không có vết thương đáng sợ nào như tấm ảnh giả.
Điều trớ trêu là chỉ vài ngày sau khi tấm ảnh đó lan truyền trên mạng, ông Bannon đã bị sa thải.
Chỉ vài ngày sau khi tấm ảnh đó lan truyền trên mạng, ông Bannon đã bị sa thải
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận