Những năm 1970 là thời kỳ đỉnh cao của dòng phim võ thuật Hong Kong tại Mỹ. Khán giả, nghệ sĩ đều bị thu hút bởi các bộ phim kungfu vì khi đó không có phim siêu anh hùng người thật đóng mà chỉ có các phim hoạt hình về siêu nhân.
Phim võ thuật, và sau đó là phim về ninja, là những bộ phim gần gũi nhất, dễ tiếp cận nhất của dòng phim siêu anh hùng trong những ngày đó.
Trong suốt nhiều năm, các nhà phát hành phim tại Mỹ đôi khi đã giở một số chiêu trò “thiếu trung thực" để kéo khán giả Mỹ tìm đến xem các bộ phim võ thuật Hong Kong bằng cách thêm những thắt những hình ảnh mang yếu tố tình dục và bạo lực vào poster.
Thậm chí, nhà phát hành tại Mỹ còn "đánh lừa" nội dung phim, “treo đầu dê bán thịt chó", gây hiểu lầm tai hại đến các bộ phim võ thuật Hong Kong.
Poggiali - một nhà sưu tập poster của dòng phim võ thuật Hong Kong từ những năm 1980 - đã chia sẻ với SCMP rất nhiều về các poster "nghệ thuật là ánh trăng lừa dối".
Khi bộ phim The Dragon's Fatal Fist được xuất hiện tại thị trường Mỹ vào những năm 1970, poster của phim đã có một khẩu hiệu mang tính châm chọc rằng: “New York có Harlem, nhưng không có khu ổ chuột nào ở Mỹ có thể so sánh với khu ổ chuột ở Thượng Hải”.
Các nhà phát hành Hoa Kỳ đã nhanh chóng nhận ra rằng khán giả của phim võ thuật khi đó là thiểu số. Để kết nối, thu hút khán giả người Mỹ gốc Phi, họ sẽ đổi tên phim thành Soul Brothers of Kung Fu , hoặc Black Belt Soul Brother .
Ngoài ra, các nhà phát hành phim còn có xu hướng tình dục hóa các nhân vật nữ trong phim, bằng việc lợi dụng những góc quay phô diễn nét gợi cảm ngay trên poster để mời gọi khán giả.
Vào mùa hè năm 1973, khi cơn sốt của dòng phim kung fu lên đến đỉnh điểm, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã đưa ra một số điều luật liên quan đến những cảnh cảnh quay dung tục trong phim. Vì vậy, rất nhiều nhà phát hành phim đã tìm hiểu kỹ về luật và kiếm hướng đi “lách" để khỏi phải bị hầu tòa hay vào tù "gỡ lịch".
Chỉ trong một đêm nhiều rạp chiếu phim thường chiếu phim người lớn bắt đầu đổi poster và chuyển hướng chiếu những bộ phim võ thuật. Họ thậm chí đổi tên tác phẩm Lady Whirlwind (do Angela Mao Anh đóng) thành Deep Thrust và tặng kèm một tấm poster sexy".
SCMP cho biết thêm: “Đó là một lời khen cho bộ phim người lớn Deep Throat, vì bộ phim này đã trở thành một cơn sốt trong năm đó. Họ đã cố gắng kiếm tiền từ hai phong cách khác nhau - khiêu dâm và võ thuật - bằng một bộ phim!”
Với câu hỏi sau khi xem những tấm poster thật giợi tình, khán giả có thất vọng vì thứ họ xem phim võ thuật Hong Kong mà không có bất kỳ yếu tố gợi dục nào không? Bởi, không giống như những poster quảng cáo trước đó, những trailer tung ra lại hoàn toàn là những cảnh hành động.
Câu trả lời là các nhà phân phối sẽ dồn toàn bộ cảnh "hở" nhất hay táo bạo nhất vào những đoạn phim "nhá hàng". Đây là cách công ty New World Pictures của Roger Corman đã làm trong nhiều năm: Đưa toàn bộ cảnh khỏa thân (nếu có) và bạo lực vào trailer.
Không những vậy, Corman còn thêm vào một cảnh quan hệ 18+ được quay trong Thủy hử - dự án của Shaw Brothers. Đó là một cảnh có các cô gái để ngực trần, và cảnh quay đó đã được đưa vào trailer.
Với Bruceploitation - bộ phim khai thác những câu chuyện về Lý Tiểu Long, tác phẩm được quay sau khi ông qua đời vào năm 1973, nhà sản xuất cố gắng tìm kiếm các diễn viên có ngoại hình tương tự ngôi sao võ thuật.
Sau đó, họ tiến hành quay chụp với quan điểm chỉ cần có tên Lý Tiểu Long hiện trên poster là đủ để bán vé, thu hút khán giả.
Nhưng một số bộ phim khi phát hành tại Mỹ, tiêu đề của họ đã được đổi thành Blood Brothers of Lee. Họ chỉ đưa ra các danh hiệu - Blood Brothers of Lee không liên quan gì đến Lý Tiểu Long.
Vài năm sau, khi các bộ phim về ninja nổi tiếng, nó đã được phát hành lại với tên Snake Fist Versus Ninja. Đó rõ ráng là một bộ phim với hai tiêu đề lừa đảo!
Ngoài ra, đơn vị phát hành còn liên kết các phim của một ngôi sao đã có tiếng lại với nhau. Ví dụ như ngôi sao võ thuật La Liệt đã nổi tiếng ở nước Mỹ nhờ bộ phim Năm ngón tay tử thần.
Khi một tác phẩm khác của La Liệt được phát hành ở Mỹ, bộ phim đó được đổi tên thành Sự trở lại của năm ngón tay tử thần, dù hai tác phẩm không hề liên quan.
Hay bất cứ khi nào người đóng vai Han trong Long tranh hổ đấu (1973) - Thạch Kiên xuất hiện trong một sản phẩm mới, đơn vị phân phối sẽ lập tức đưa hình anh lên poster và chú thích với khán giả: "Nhìn anh ấy đi, các bạn có nhớ anh ấy không? Chính là Han của Long tranh hổ đấu". Và chiêu này được thực hiện đi thực hiện lại đến 3-4 lần.
Tóm lại là các nhà phát hành đã không từ bất kỳ "thủ đoạn" nào để kép khách đến rạp xem các bộ phim kungfu. Đó cũng là một trong những lí do, dẫu có hơi kì cục, đã giúp phim kingfu Hong Kong trở nên phổ biến hơn ở Mỹ vào giai đoạn đó.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận