TTCT - Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đang bước vào giai đoạn sát phạt bằng tên lửa, công và thủ. Mỗi bên đều dựa vào những nguồn cung cấp và bổ sung từ bên ngoài. Binh sĩ Đức lắp tên lửa Iris-T vào máy bay chiến đấu Eurofighter 73. Ảnh: Reuters Rạng sáng thứ hai 10-6, Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã tấn công hệ thống phòng không S-400 của Nga được triển khai gần Dzhankoy ở Crimea, và hai hệ thống S-300 ở khu vực ngoại ô Chornomorske và Yevpatoria, Hãng tin Ukrinform của Bộ Tổng tham mưu Ukraine đưa sáng thứ ba 11-6.S-400 và S-300Bản tin của Ukrinform có phần chế giễu đối phương: "Không có tên lửa nào của chúng ta phóng đi bị hệ thống phòng không "hiệu quả cao" của đối phương đánh chặn". Ukrinform viết như vậy vì cho tới nay các hệ thống phòng không S-400 và S-300 vẫn được phía Nga và đồng minh ca ngợi là "vô đối" - y hệt phía Mỹ và đồng minh tung hô Patriot là "vô địch". Song, những xưng tụng đó là khi chưa trải qua thực chiến. Nay, khi Ukraine đã hủy diệt các giàn S-300 và S-400 rồi, thì Ukrinform có hả hê cũng là dễ hiểu. Để làm bằng, họ cung cấp hình ảnh kèm theo: "Ngay sau cuộc tấn công, radar của địch đã tắt, việc giám sát đã chứng minh điều đó. Đã ghi nhận được tiếng nổ ở cả ba điểm tiếp xúc".Cách đây đúng 10 năm, dư luận ồn ào tin Nga bán cho Trung Quốc từ hai đến bốn tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 tiên tiến nhất. Mỗi tiểu đoàn bao gồm một sở chỉ huy tích hợp, các hệ thống radar cảnh giới và tối đa 12 bệ phóng, mỗi bệ được trang bị 4 ống phóng. S-400 được cho là có thể theo dõi tới 100 mục tiêu và tấn công cùng lúc 12 mục tiêu trong số đó. Các bệ phóng được triển khai trên nền tảng có tính di động cao, cho phép "bắn và phóng" thường trong vòng chỉ 5 phút, tức có thể nhanh chóng di chuyển đi nơi khác và khó bị phản công.S-400 cũng được thiết kế để tấn công nhiều mục tiêu trên không, gồm máy bay chiến đấu, tên lửa đạn đạo và hành trình, máy bay không người lái và thậm chí cả vũ khí dẫn đường chính xác ở phạm vi lên tới 400km và độ cao lên tới 30km. Để thực hiện điều này, người ta sử dụng ba tên lửa đất đối không riêng biệt, mỗi tên lửa được giao nhiệm vụ cụ thể: 40N6 là tên lửa tầm cực xa, được thiết kế để tấn công nhiều mục tiêu trên không hoạt động ở khoảng cách lên tới 400km; 48N6E3/DM là tên lửa tầm xa, có tầm bắn 250km; và 9N96E là tên lửa tầm ngắn và trung, được thiết kế để tấn công nhiều mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 120km, có khả năng cơ động cao, được thiết kế đặc biệt để tiêu diệt mục tiêu trên không tốc độ cao ở cự ly tương đối gần với độ chính xác cao, đặc biệt có thể đánh hạ tên lửa chống bức xạ và đạn dược dẫn đường chính xác.Hệ thống tên lửa S-400 của Nga. Ảnh: AFPCòn S-300 ở Ukraine là loại S-300V, từng là hệ thống phòng không có tầm bắn xa và hiện đại nhất trong biên chế quân đội nước này trước khi Kiev tiếp nhận tên lửa Patriot từ phương Tây. S-300 sử dụng tên lửa Gladiator có tầm chiến đấu tối đa khoảng 75km, hoặc tên lửa Giant (trên dưới 100km và độ cao khoảng 32km).Câu hỏi đặt ra là, Ukraine đã sử dụng tên lửa gì để triệt hạ cả S-400 và S-300 của đối phương?Iris-T SLM và Iris-T SLSCho tới nay, hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ được ca ngợi bậc nhất, làm lu mờ đóng góp của tên lửa phòng không các nước khác, như hệ thống Iris-T SLM và Iris-T SLS của Đức. Hôm 24-5, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius loan báo: "Chúng tôi một lần nữa đã giao đơn vị hỏa lực kết hợp Iris-T SLM và Iris-T SLS cho Ukraine - hệ thống phòng không tầm trung và ngắn rất hiện đại và đã được chứng minh rõ ràng, trực tiếp từ sản xuất công nghiệp của Đức" (Kiev Independent 24-5). Từ năm 2022, Đức đã cho xuất xưởng ba hệ thống Iris-T SLM và Iris-T SLS, còn giờ đang chuẩn bị gửi hệ thống thứ tư (The Defense Post 22-4).Nguồn gốc của các tên lửa mang họ Iris-T này rất "đặc sắc Đức". Sau khi thống nhất đất nước năm 1990, Đức nhận thấy mình có kho dự trữ lớn tên lửa Vympel R-73 của Liên Xô (NATO gọi là AA-11 Archer) dùng để gắn vào máy bay chiến đấu MiG-29. AA-11 là tên lửa không đối không thế hệ thứ tư đầu tiên, một bước nhảy vọt về năng lực tác chiến. Tên lửa này sử dụng thiết bị tìm kiếm đông lạnh tiên tiến để cải thiện khả năng bắt mục tiêu, có cả năng lực chống biện pháp đối phó hồng ngoại của máy bay mục tiêu, đồng thời linh hoạt hơn nhờ vectơ lực đẩy.Đức quyết định cải tiến dòng tên lửa AA-11 này, đặc biệt tích hợp tầm nhìn của radar với kính ngắm gắn trên mũ phi công. AA-11, tên mới là Iris-T, được cho là có khả năng không chiến tốt hơn tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder mới nhất và lừng danh của Mỹ. Những nỗ lực cải tiến của Đức có cả đóng góp từ Ý, Thụy Điển, Hy Lạp, Canada, và Na Uy.Tên lửa Iris-T đầu tiên ra lò vào tháng 12-2005, đặc biệt có thể đánh chặn các mục tiêu nhanh và thu nhỏ, như tên lửa không đối không/đất đối không và không đối đất / đất đối đất, UAV, và tên lửa hành trình. Để cải thiện khả năng đánh trúng trực tiếp, tên lửa được trang bị ngòi nổ tiệm cận radar chủ động băng tần Ku. Tên lửa R-73 của Liên Xô. Ảnh: WikipediaCác biến thể SLS và SLM đã nâng cao khả năng tiêu diệt máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, không đối đất, chống hạm, chống radar và các loại tên lửa cỡ lớn, UAV và các mối đe dọa cơ động nhỏ khác ở tầm ngắn và trung.Tên lửa Triều Tiên?Mới hôm 22-5, phúc trình của Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) tựa đề "Bắc Triều Tiên giúp Nga khởi động các cuộc tấn công tên lửa chống lại Ukraine". DIA tố giác rằng vào tháng 9-2023, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã sang Nga, chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông này từ năm 2019, gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin và viếng một số cơ sở quân sự ở đó.Kết quả là Bình Nhưỡng tăng cường hợp tác với Matxcơva bằng hỗ trợ vật chất trực tiếp, bao gồm ít nhất 3 triệu viên đạn pháo và hàng chục tên lửa đạn đạo. DIA tố cáo Nga sử dụng tên lửa của Triều Tiên để tấn công các mục tiêu ở Ukraine, bao gồm cả các trung tâm dân cư, gây nhiều thương vong cho thường dân. Đổi lại, Matxcơva hỗ trợ Bình Nhưỡng về ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc bằng cách phủ quyết các lệnh trừng phạt. Cũng qua cung cấp tên lửa cho Nga, Triều Tiên có cơ hội hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động trong tác chiến của tên lửa mà họ sản xuất, bao gồm cả việc chống lại các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến.Trước đó, Cơ quan Mật vụ Ukraine (SSU) công bố trên website của họ ngày 22-2, kèm video: "SSU tìm thấy bằng chứng Nga giết người Ukraine bằng tên lửa từ Triều Tiên (video)". Theo SSU, đó là tên lửa đạn đạo Hwasong-11 (KN-23/24) do Triều Tiên sản xuất. Theo điều tra, quân đội Nga đã bắn hơn 20 quả tên lửa này vào Ukraine. Ít nhất 24 thường dân thiệt mạng và hơn 100 người bị thương nặng".Tên lửa Hwasong của Triều Tiên. Ảnh: mil.in.uaTên lửa Mỹ bay vào lãnh thổ NgaTuy nhiên, Wall Street Journal 5-6 loan tin Ukraine vẫn đã sử dụng tên lửa do Mỹ sản xuất để tấn công lãnh thổ Nga trong tuần này nhằm chống lại một cuộc tấn công của Nga ở khu vực đông bắc Kharkiv. Theo một sĩ quan quân đội Ukraine trong vùng, quân đội Ukraine đã sử dụng tên lửa đất đối đất Himars để tấn công hệ thống phòng không của Nga ở khu vực Belgorod.Các nhà phân tích phương Tây trước đó đã trích dẫn các video định vị địa lý được đăng trực tuyến để đánh giá rằng Ukraine sử dụng hệ thống pháo phản lực Himars để tấn công một khẩu đội phòng không Nga cách chiến tuyến hiện tại gần 65km. Himars là hệ thống pháo phản lực hạng nhẹ được phát triển từ những năm 1990 dành cho lục quân Hoa Kỳ, dựa trên khung gầm xe tải M1140, gồm một bệ phóng gồm 6 tên lửa M30/31 GMLRS (hệ thống phóng hàng loạt tên lửa có điều khiển), hoặc 2 tên lửa đạn đạo tấn công chính xác (PrSM), hoặc một tên lửa chiến thuật ATACMS vốn có tầm bắn vượt xa các đại bác đang sử dụng. Loại đạn thường được sử dụng là M30/31 GMLRS: đạn tên lửa có điều khiển GPS nên đạt độ chính xác rất cao (độ lệch chỉ 10m với tầm bắn 80-90km).PBS News đăng lại một tin của AP 8-6, theo đó các quan chức do Nga bổ nhiệm tại các khu vực Kherson và Luhansk bị chiếm đóng một phần của Ukraine cho biết các cuộc tấn công của Ukraine khiến ít nhất 28 người thiệt mạng khi Nga và Ukraine giao tranh bằng máy bay không người lái qua đêm. Hệ thống Himars của Mỹ. Ảnh: Breaking DefenseThống đốc do Matxcơva bổ nhiệm Vladimir Saldo cho biết một cuộc tấn công của Ukraine hôm thứ sáu nhằm vào thị trấn nhỏ Sadove ở vùng Kherson đã giết chết 22 người và làm bị thương 15 người. Tass dẫn lời Saldo nói lực lượng Ukraine lần đầu tiên tấn công thị trấn bằng bom dẫn đường do Pháp sản xuất, sau đó lại tấn công bằng tên lửa Himars. Ông cho biết lực lượng Ukraine đã "cố tình thực hiện một cuộc tấn công lặp lại để gây ra số lượng thương vong lớn hơn" khi "cư dân ở những ngôi nhà gần đó chạy ra giúp đỡ những người bị thương".Cuộc chiến ở Ukraine nay là cuộc tỉ thí tên lửa và có vẻ cả hai bên đều không biết thương tiếc.■ Taurus cấm kỵĐức hiện có thể cung cấp cho Ukraine bất cứ hệ thống tên lửa nào, trừ Taurus. Đây là tên lửa hành trình phóng từ trên không do Đức - Thụy Điển hợp tác sản xuất, và hiện có trong kho vũ khí của Đức, Tây Ban Nha và Hàn Quốc. Taurus kết hợp công nghệ tàng hình và có tầm bắn chính thức hơn 500km, đạt tốc độ Mach 0,95 và gắn được vào các máy bay chiến đấu như Tornado, Eurofighter Typhoon, JAS-39C Gripen, EF-18A+ Hornet và F-15K Slam Eagle.Tên lửa này được đặt tên là Taurus (Bò mộng) do có đầu đạn hai tầng nặng 480kg, mà tầng đầu tiên có tác dụng xuyên phá, đủ sức dọn sạch bề mặt mục tiêu cứng hay chôn sâu, tỉ như hầm ngầm được gia cố dưới lòng đất; sau đó tầng thứ nhì gồm ngòi nổ có độ trễ thay đổi tùy quá trình phát nổ của tầng thứ nhất, sẽ kết liễu mục tiêu kiên cố như các boongke, sở chỉ huy, trung tâm kiểm soát và liên lạc, sân bay, bến cảng, kho đạn, tàu trong cảng hoặc trên biển, cầu, bến phà... Tên lửa Taurus còn được trang bị năng lực đối phó tự vệ và đối phó áp chế điện tử.Tầm bắn 500km và các tính năng tàn phá mục tiêu cao của Taurus là lý do khiến Đức hiện từ chối cung cấp tên lửa này cho Ukraine, vì lo ngại chúng có thể bắn tới lãnh thổ Nga, thậm chí cả Matxcơva, dẫn đến leo thang hoặc gây chiến tranh trực tiếp với Nga. Tháng 1 vừa rồi, Quốc hội Đức đã bỏ phiếu phản đối cung cấp Taurus cho Ukraine và một cuộc thăm dò ngày 2-3 của Der Spiegel cũng cho thấy 56% người Đức phản đối việc cung cấp tên lửa này. Tags: Chiến tranh Nga UkraineTên lửa phòng khôngTổng thống Nga Vladimir PutinQuân đội NgaMáy bay chiến đấu
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Đạo diễn Việt Tú: Có 3 việc cần làm ngay để vươn đến nền công nghiệp giải trí ĐẬU DUNG 23/12/2024 Chỉ một, hai concert đơn lẻ như Anh trai say hi và Anh trai vượt ngàn chông gai thành công thì chưa thể gọi là công nghiệp biểu diễn.
Tin tức sáng 23-12: Thưởng Tết ở đâu cao nhất?; Mức sinh ở TP.HCM tăng nhẹ lên 1,4 con/phụ nữ TUỔI TRẺ ONLINE 23/12/2024 Tin tức đáng chú ý: Thưởng Tết ở đâu cao nhất?; Mức sinh ở TP.HCM dự báo tăng nhẹ lên 1,4 con/phụ nữ nhưng vẫn ở mức rất thấp...
Bài ca không quên lần đầu tiên biểu diễn ngoài trời, đường đi bộ Nguyễn Huệ rực cờ hoa HOÀI PHƯƠNG 22/12/2024 Nhiều ca sĩ như Cẩm Vân, Đức Tuấn, Hồ Trung Dũng, Phan Mạnh Quỳnh... góp giọng trong chương trình nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bournemouth nhấn chìm Man United ngay tại Old Trafford HOÀI DƯ 22/12/2024 Khuya 22-12, Man United tiếp tục chuỗi trận bất ổn khi để thua đậm Bournemouth 0-3 ngay trên sân nhà ở vòng 17 Giải ngoại hạng Anh (Premier League).