19/06/2024 08:27 GMT+7

Chiến thuật của Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông

Ngày 18-6, Mỹ lên tiếng chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông sau sự cố đụng độ mới nhất giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu Philippines.

Tàu tuần tra BRP Andres Bonifacio của Philippines cùng các tàu Mỹ, Nhật và Canada tập trận ngày 16-6 - Ảnh: Hạm đội Thái Bình Dương

Tàu tuần tra BRP Andres Bonifacio của Philippines cùng các tàu Mỹ, Nhật và Canada tập trận ngày 16-6 - Ảnh: Hạm đội Thái Bình Dương

Bộ Ngoại giao Mỹ gọi hành động của Trung Quốc là "leo thang và vô trách nhiệm". Đại sứ Mỹ tại Philippines MaryKay Carlson viết trên X rằng Trung Quốc đã xử lý tình huống theo cách hung hăng, nguy hiểm, đồng thời thông báo vụ việc đã "gây thương tích". Ngược lại, phía Trung Quốc đổ lỗi cho Philippines phớt lờ cảnh báo.

Nguy cơ xung đột lớn từ vụ trên Biển Đông

Chuyện bắt nguồn từ việc hải cảnh Trung Quốc khẳng định một tàu tiếp tế của Philippines đã tiếp cận "cố tình và nguy hiểm" đối với tàu Trung Quốc, sau khi Philippines "xâm nhập bất hợp pháp" vào vùng biển gần bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Philippines và Trung Quốc đều có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Trường Sa.

Nằm cách đảo Palawan của Philippines 105 hải lý (195km), bãi Cỏ Mây là nơi Philippines cố tình đưa tàu BRP Sierra Madre đến và sử dụng như một tiền đồn. Kể từ năm 1999, Philippines đã giữ và thường xuyên tiếp tế cho xác tàu BRP Sierra Madre như một biểu tượng nhằm "khẳng định chủ quyền" ở bãi Cỏ Mây.

Tuy nhiên vụ đụng độ gần nhất tiếp tục cho thấy căng thẳng leo thang trong thời gian gần đây liên quan việc tiếp tế của Philippines. Tính từ đầu năm 2024, đã có ít nhất bảy vụ đối đầu giữa tàu thuyền các loại của Philippines và Trung Quốc, theo tuyên bố từ hai bên. Philippines đã tố tàu Trung Quốc sử dụng vòi rồng tại bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây.

Trong vụ va chạm trên, lực lượng đặc trách của Philippines về Biển Đông tố tàu Trung Quốc đã đâm, kéo, gây nguy hiểm tính mạng và làm hư hại tàu Philippines. Một số ý kiến từ giới quan sát chú ý tới từ "kéo", vì đây là hình thức va chạm hiếm thấy so với việc sử dụng "vòi rồng" hay chiếu đèn laser quân sự trước đây.

Thực tế thời gian qua, tình hình đã leo thang khiến mối lo về một cuộc chiến thực sự đang lớn dần. Một tính toán sai lầm, chẳng hạn gây chết người, có thể là điểm bùng phát xung đột nguy hiểm.

Trong tuyên bố phản đối Trung Quốc về vụ việc lần này, Mỹ nhấn mạnh bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhằm vào lực lượng vũ trang, tàu hoặc máy bay (gồm máy bay và tàu thuộc tuần duyên) của Philippines đều có thể kích hoạt hành động quân sự tương trợ theo điều 4 Hiệp ước phòng thủ chung 1951 giữa Mỹ và Philippines.

Hiện cả Philippines lẫn Trung Quốc đều chưa báo cáo thiệt hại hay thương vong từ vụ va chạm trên. Nhưng sự kiện lần này diễn ra chỉ vài tuần sau khi Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. cảnh báo việc bất kỳ công dân Philippines nào bị chết dưới tay nước khác ở Biển Đông đều sẽ "rất gần" với hành động chiến tranh.

Toan tính của Trung Quốc, Philippines

Hiệp ước 1951 có thể ngăn Trung Quốc tấn công tàu Philippines một cách nghiêm trọng, nhưng vẫn bị xem là thất bại trong việc cản chiến thuật "vùng xám" của Bắc Kinh. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc luôn sử dụng các lực lượng trên biển để ngăn cản, răn đe, quấy phá... với mục tiêu áp đặt tuyên bố chủ quyền, đôi khi sử dụng vũ lực nhưng dưới ngưỡng chiến tranh.

Kế đến, như những gì diễn ra từ ngày 15-6, Trung Quốc trao thêm quyền cho lực lượng hải cảnh của nước này trong việc bắt người nước ngoài đi vào vùng biển họ tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Thông qua hai nhánh quân sự và luật pháp, Trung Quốc như đang dùng một "vòng kim cô" dần siết chặt Philippines và các nước.

Để không dần đánh mất lợi ích trong im lặng, Philippines đã có một số động thái đối phó. Theo chuyên gia Derek Grossman của Công ty RAND Corp (Mỹ) chuyên nghiên cứu chiến lược quân sự, Philippines có ba ưu tiên.

Thứ nhất, Philippines tăng cường liên minh với Mỹ và thậm chí tăng số lượng căn cứ cho quân Mỹ tiếp cận. Thứ hai, Manila cũng tiến hành tập trận và ký kết thỏa thuận với nhiều đối tác an ninh khác trong khu vực, ví dụ Úc, Nhật Bản. Cuộc tập trận giữa bốn nước này hồi tháng 4 còn được một số ý kiến nhìn nhận như nỗ lực thành lập "bộ tứ an ninh mới" của Philippines. Hôm 18-6, gần như cùng thời điểm tranh cãi qua lại với Trung Quốc về tàu ở bãi Cỏ Mây, sách lược này tiếp tục được thể hiện khi Philippines tiến hành cuộc tập trận chung hai ngày với Mỹ, Nhật Bản và Canada.

Thứ ba, Philippines đang tập trung đẩy Trung Quốc ra khỏi "vùng xám" với việc cởi mở hơn, cho phép báo chí quốc tế cùng tàu Philippines di chuyển ở Biển Đông và bãi Cỏ Mây nói riêng. Bằng việc công khai và minh bạch hóa tình hình thực địa, Manila dường như muốn làm suy yếu uy tín của Trung Quốc trong mắt cộng đồng quốc tế.

Thủy thủ Philippines bị thương, "mất một ngón tay"

Tổng thống Marcos từng đề cập tới điều kiện rất cụ thể về kịch bản "bất kỳ người Philippines nào chết". Đây là cách đề cập thẳng thắn tới lằn ranh đỏ cho phía Trung Quốc.

Trong vụ va chạm mới nhất, ngày 18-6, đại tá Xerxes Trinidad, người phát ngôn lực lượng vũ trang Philippines, cho biết một thủy thủ Philippines đã bị thương nặng, "mất một ngón tay" trong vụ va chạm.

Va chạm ở Biển Đông, Trung Quốc nói Va chạm ở Biển Đông, Trung Quốc nói 'trách nhiệm thuộc về Philippines'

Sáng 17-6, hải cảnh Trung Quốc cáo buộc một tàu tiếp tế Philippines đã tiếp cận nguy hiểm một tàu Trung Quốc dẫn đến va chạm sau khi tàu này di chuyển vào vùng biển gần bãi Cỏ Mây.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên