20/07/2021 16:28 GMT+7

Chiến lược 'đánh chặn từ xa', hạn chế bệnh nhân COVID-19 nguy kịch chuyển viện trễ

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Khi bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế có dấu hiệu chuyển nặng sẽ được hội chẩn trực tuyến với các bác sĩ Bệnh viện hồi sức COVID-19 để có hướng xử lý kịp thời.

Chiến lược đánh chặn từ xa, hạn chế bệnh nhân COVID-19 nguy kịch chuyển viện trễ - Ảnh 1.

Một bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị tích cực tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 (TP.HCM) - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Khó khăn thì rất nhiều nhưng thật sự để ngồi kể thì mình sẽ không bao giờ đi lên được. Muốn bệnh nhân khỏe lại thì bác sĩ phải khổ. Không còn cách nào khác. Chúng tôi xác định khổ cỡ nào cũng được.

Bác sĩ Nguyễn Tri Thức chia sẻ

Ngày 20-7, bác sĩ Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy kiêm giám đốc Bệnh viện hồi sức COVID-19 (TP.HCM) - cho biết đã điều động 4 bác sĩ chuyên hồi sức Bệnh viện Chợ Rẫy đến các bệnh viện thuộc tầng 2 (điều trị F0 không có triệu chứng trong mô hình tháp 4 tầng) để hỗ trợ, điều trị bệnh nhân COVID-19 có dấu hiệu chuyển nặng. 

Bên cạnh đó, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 đang thiết lập đường dây nóng và hệ thống hội chẩn trực tuyến đến tất cả các bệnh viện quận và bệnh viện thuộc tầng 2 (nêu trên). Khi bệnh nhân có dấu hiệu trở nặng sẽ hội chẩn trực tuyến với các bác sĩ Bệnh viện hồi sức COVID-19.

Theo bác sĩ Thức, đây là chiến lược "đánh chặn từ xa" để hạn chế bệnh nhân chuyển nặng, nguy kịch "đổ" về Bệnh viện hồi sức COVID-19. 

"Nếu cần thiết thì chuyển bệnh nhân về đây sớm, chứ để bệnh nhân thở máy hay ECMO mới chuyển là thất bại. Đây là cách thụ động. Phải đánh chặn trước, không để nước cuối bệnh nhân nguy kịch mới nhận bệnh là muộn rồi" - bác sĩ Thức nói.

Cũng theo bác sĩ Thức, khi chuyển bệnh nhân kịp thời sẽ giúp các bác sĩ đánh giá, can thiệp sớm bằng các phương pháp như thở oxy dòng cao, lọc máu...; từ đó hạn chế bệnh nhân từ độ 3 chuyển sang độ 4. Nếu chặn được sớm thì từ độ 3 chuyển sang độ 2 và 1. Tuy vậy, để làm được điều này các bác sĩ phải nỗ lực rất nhiều.

Từ ngày 14-7, Bệnh viện hồi sức COVID-19 bắt đầu đi vào hoạt động với công suất 1.000 giường hồi sức cấp cứu chuyên sâu điều trị người bệnh COVID-19 nặng và nguy kịch tại cơ sở 2 của Bệnh viện Ung bướu. Hiện bệnh viện đang điều trị 300 bệnh nhân COVID-19, trong đó 70 bệnh nhân nguy kịch, 3 trường hợp can thiệp ECMO.

Trước mắt, Bệnh viện hồi sức COVID-19 sẽ tiếp nhận các ca nặng trên địa bàn TP.HCM. Theo chỉ đạo của bộ trưởng Bộ Y tế, bệnh viện còn là trung tâm điều trị cho bệnh nhân COVID-19 khu vực miền Đông, miền Tây Nam Bộ. 

Bệnh viện hồi sức 1.000 giường đang cần thiết bị gì để cứu bệnh nhân COVID-19 nguy kịch? Bệnh viện hồi sức 1.000 giường đang cần thiết bị gì để cứu bệnh nhân COVID-19 nguy kịch?

TTO - Trước số lượng bệnh nhân phải thở máy nhiều, khả năng tử vong rất cao, đại diện Bệnh viện hồi sức 1.000 giường vừa có văn bản hỏa tốc gửi Thành ủy, UBND TP.HCM nhanh chóng điều phối các trang thiết bị tối cần thiết để cứu bệnh nhân COVID-19.

XUÂN MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên