23/11/2018 21:29 GMT+7

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định

TẤN LỰC
TẤN LỰC

TTO - Những hiện vật gốm cổ Champa Bình Định được phát hiện có chế tác tinh xảo đầy tính nghệ thuật, thể hiện kỹ nghệ sản xuất gốm đỉnh cao ngay từ thế kỷ IV-VI.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định - Ảnh 1.

Khách tham quan được giới thiệu các hiện vật gốm trang trí kiến trúc - Ảnh: TẤN LỰC

Ngày 23-11, Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng) khai mạc triển lãm gốm Champa Bình Định tại Đà Nẵng. Triển lãm trưng bày gần 80 hiện vật, gồm 3 loại hình: gốm trang trí kiến trúc, gốm trang trí kiến trúc đền tháp và gốm gia dụng tráng men khai quật trong các khu lò gốm cổ Champa Bình Định.

Trong đó, hiện vật có niên đại sớm nhất là bộ sưu tập gốm đất nung trang trí kiến trúc, các ngói âm dương, đầu ngói ống khai quật tại di tích Thành Cha có niên đại thế kỷ IV-VI. Bộ sưu tập phù điêu gốm đất nung trang trí kiến trúc đền tháp như: voi, sư tử, kala, tai lửa từ niên đại thế kỷ XII khai quật tại phế tích Lai Nghi, tháp Bánh Ít.

Ngoài ra, có những hiện vật xuất hiện muộn hơn như bộ sưu tập gốm tráng men độc đáo đã từng xuất hiện trên thị trường thế giới trong giai đoạn thế kỷ XIV-XV.

Bình Định là vùng đất lịch sử gắn liền với vương quốc Champa thời kỳ Vijaya. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV nơi đây là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của vương quốc Champa ở miền Trung Việt Nam. Do đó, hệ thống di sản văn hóa Champa ở Bình Định rất phong phú, đa dạng bao gồm thành lũy, đền tháp, cảng thị và các khu sản xuất gốm.

Các hệ thống sản xuất gốm lớn của vương triều Champa tại Bình Định được phát hiện tại Gò Sành, Trường Cửu, Gò Cây Me (huyện An Nhơn), Gò Hời, Gò Ké, Gò Giang (huyện Tây Sơn). Phát hiện cho thấy các khu lò gốm này đều nằm dọc đôi bờ sông Côn, có lịch sử phát triển từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XV, trong giai đoạn thịnh trị nhất của vương triều Vijaya.

Triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 30-12-2018.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định - Ảnh 2.

Góc trưng bày các mẫu vật gốm trang trí kiến trúc đền tháp - Ảnh: TẤN LỰC

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định - Ảnh 3.

Một đầu ngói ống lợp diềm mái trang trí mặt sư tử tinh xảo có niên đại sớm từ khoảng thế kỷ IV-VI tại di tích Thành Cha - Ảnh: TẤN LỰC

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định - Ảnh 4.

Phù điêu voi bằng đất nung niên đại từ thế kỷ XII được khai quật từ phế tích tháp Lai Nghi - Ảnh: TẤN LỰC

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định - Ảnh 5.

Đầu ngói hình cánh hoa sen có niên đại khoảng thế kỷ XII - XIII phát hiện tại di tích Thành Cha - Ảnh: TẤN LỰC

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định - Ảnh 6.

Bức phù điêu Kala từ thế kỷ XII khai quật tại phế tích tháp Lai Nghi - Ảnh: TẤN LỰC

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định - Ảnh 7.

Phù điêu sư tử cực kỳ tinh xảo khai quật tại tháp Lai Nghi - Ảnh: TẤN LỰC

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định - Ảnh 8.

Chiếc bình gốm men có hoa văn độc đáo niên đại khoảng thế kỷ XIV - XV khai quật tại thành Đồ Bàn - Ảnh: TẤN LỰC

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định - Ảnh 9.

Chiếc đĩa gốm men ngọc niên đại thế kỷ XIV - XV phát hiện tại lò gốm Gò Sành - Ảnh: TẤN LỰC

Khai quật tàu cổ chở gốm ở Khu kinh tế Dung Quất

TTO - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng vừa ký gửi văn bản hỏa tốc chỉ đạo khẩn cấp khai quật tàu cổ bị đắm ở vùng thuộc biển Dung Quất (xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi).

TẤN LỰC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên