10/09/2022 12:02 GMT+7

Chiêm ngưỡng kho mộc bản hơn 800 tấm và hàng ngàn đầu sách quý của Phật giáo tại Huế

MINH AN
MINH AN

TTO - Trung tâm Lưu trữ và nghiên cứu về Phật giáo thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế vừa được công bố thành lập và ra mắt tại cơ sở 1 của học viện, số 109 Minh Mạng, TP Huế.

Chiêm ngưỡng kho mộc bản hơn 800 tấm và hàng ngàn đầu sách quý của Phật giáo tại Huế - Ảnh 1.

Không gian lưu trữ mộc bản Phật giáo với hơn 800 tấm, đa dạng chủng loại như kinh, luật, luận, trước tác, phái điệp, quy y - thế độ, tranh đồ họa cổ… - Ảnh: M.AN

Trung tâm ra đời hướng tới việc quy tập, lưu trữ, nghiên cứu và phát huy giá trị di sản, tư liệu văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của tăng ni và toàn xã hội.

Ngay sau buổi ra mắt, đông đảo tăng ni, chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa đã tham quan hai không gian quan trọng của trung tâm, đó là không gian lưu trữ mộc bản Phật giáo và tủ sách thư viện gia đình.

Chiêm ngưỡng kho mộc bản hơn 800 tấm và hàng ngàn đầu sách quý của Phật giáo tại Huế - Ảnh 2.

Không gian trưng bày mộc bản Phật giáo với rất nhiều ván khắc quý của Trung tâm Lưu trữ và nghiên cứu thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế - Ảnh: M.AN

Không gian lưu trữ mộc bản Phật giáo bước đầu quy tập toàn bộ kho mộc bản vốn được lưu trữ tại chùa Từ Đàm trước đây với hơn 800 tấm, đa dạng chủng loại như kinh, luật, luận, trước tác, phái điệp, quy y - thế độ, tranh đồ họa cổ… 

Đây được xem là kho mộc bản lớn nhất của Phật giáo xứ Huế, được tích hợp đa niên đại trải dài từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX. 

Chiêm ngưỡng kho mộc bản hơn 800 tấm và hàng ngàn đầu sách quý của Phật giáo tại Huế - Ảnh 3.

Những ván khắc độc đáo, trong đó có nhiều tranh đồ họa cổ được Trung tâm Lưu trữ và nghiên cứu thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế sưu tầm được - Ảnh: M.AN

Đáng chú ý trong đó có ván khắc Kim cang bát nhã ba la mật kinh (thời chúa Nguyễn Phúc Chu) - ván khắc có niên đại xưa của Phật giáo xứ Huế và miền Trung được tìm thấy tính tới thời điểm hiện tại.

Trong khi đó, không gian tủ sách thư viện gia đình là nơi đặt tủ sách do các gia đình phát tâm hiến tặng với hàng ngàn đầu sách quý liên quan đến triết học, Phật học, văn học và các ngành xã hội nhân văn trước năm 1975. 

Chiêm ngưỡng kho mộc bản hơn 800 tấm và hàng ngàn đầu sách quý của Phật giáo tại Huế - Ảnh 4.

Không gian tủ sách thư viện gia đình là nơi đặt tủ sách do các gia đình phát tâm hiến tặng với hàng ngàn đầu sách quý liên quan đến triết học, Phật học, văn học và các ngành xã hội nhân văn trước năm 1975 - Ảnh: M.AN

Ngoài sách, các gia đình còn hiến tặng các tư liệu ghi âm về các sự kiện Phật giáo, âm nhạc Phật giáo, các buổi thuyết giảng…

Thượng tọa - tiến sĩ Thích Không Nhiên, phó giám đốc điều hành Trung tâm Lưu trữ và nghiên cứu - cho hay sắp tới trung tâm tiếp tục cho mở thêm các không gian trưng bày, lưu trữ về pháp tượng, pháp khí, điển tịch, văn liệu cổ Phật giáo, lưu trữ tư liệu số hóa… 

Đặc biệt, toàn bộ tư liệu số hóa của tập san Liễu Quán được sưu khảo trong 10 năm qua sẽ được lưu trữ tại không gian này. 

Chiêm ngưỡng kho mộc bản hơn 800 tấm và hàng ngàn đầu sách quý của Phật giáo tại Huế - Ảnh 5.

Đông đảo tăng ni, chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa… tham quan không gian trưng bày của trung tâm - Ảnh: M.AN

Dấu ấn Phật giáo sống động trên tuyệt tác gốm Nhật Dấu ấn Phật giáo sống động trên tuyệt tác gốm Nhật

TTO - Tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế, cuộc trưng bày 'Dấu ấn Phật giáo trên gốm cổ Satsuma - Nhật Bản' khai mạc chiều cuối tuần qua gây ngỡ ngàng cho người xem bởi sự độc đáo, tuyệt đẹp và quý hiếm.

MINH AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên