20/07/2018 15:40 GMT+7

'Chiếc áo thiên nga' hút khán giả Hà Nội

ĐỨC TRIẾT
ĐỨC TRIẾT

TTO - Đông kín khán giả thủ đô đến xem vở cải lương 'Chiếc áo thiên nga' của Đoàn 2 Nhà hát Cải lương Việt Nam trong đợt ra mắt (ngày 16, 17 và 18-7) tại rạp Kim Mã.

Chiếc áo thiên nga hút khán giả Hà Nội - Ảnh 1.

Cảnh trong vở Chiếc áo thiên nga. Vở sẽ tiếp tục công diễn vào các ngày cuối tuần - Ảnh: ĐỨC TRIẾT

(tác giả Lê Duy Hạnh) từng được NSƯT Hoa Hạ dàn dựng cho khán giả Sài Gòn. Bản dựng lần này do NSND Hoàng Quỳnh Mai đạo diễn, Ngọc Chi chuyển thể cải lương.

Vẫn lật giở lại chuyện tình đẫm nước mắt của - cùng những mưu đồ muốn thôn tính trời Nam của Triệu Đà, thế nhưng bi kịch nước mất, nhà tan tự ngàn xưa lại được lý giải ở góc độ khác. 

Gần như các nhân vật Trọng Thủy, Mỵ Châu, Thục Phán, Cao Lỗ trong vở diễn đều mang màu sắc khác.

Đến với Mỵ Châu từ một mưu đồ chính trị, nhưng Trọng Thủy đã bị tình yêu sáng trong của Mỵ Châu cũng như chữ tâm và niềm khát khao hòa bình của người dân Nam Việt chinh phục. 

Còn nàng Mỵ Châu ở đây không hẳn là người con gái "trái tim lầm lỡ để trên đầu", khi nàng luôn tin rằng mối tình của mình sẽ đem lại hòa bình cho muôn dân.

Khán giả thủ đô vì vậy lần đầu được nghe về một tình yêu Mỵ Châu - Trọng Thủy sáng trong bởi hai chữ: thái bình.

Và thật thú vị khi yếu tố thần linh - nỏ thần trong truyền thuyết không được cụ thể hóa theo kiểu tạo hình minh họa, mà được giải mã bằng âm hưởng trầm hùng của tiếng trống đồng nước Việt. 

Đạo diễn đã đưa lên sân khấu một trống đồng lớn mang hình chim hạc như một biểu tượng đi cùng bao biến thiên của đất nước.

Lúc thì trống đồng gióng giả triệu tập muôn dân đánh giặc, khi thì vỡ thành muôn mảnh bởi sai lầm để đất nước rơi vào chiến chinh, cũng có khi trống đồng nâng đỡ khát vọng hòa bình của một tình yêu bay bổng...

Chiếc áo thiên nga gần như chiếm trọn tình cảm của khán giả Hà Nội với cách ca, diễn khá nhuần nhị, mượt mà của NSƯT Mạnh Hùng, NSƯT Trọng Bình, Hoa Mai, Thùy Dung, Anh Tuấn, Văn Thuận, Tuấn Thanh.

Tôi rất lấy làm vui khi mấy hôm nay đứa con tinh thần của mình được khán giả Hà Nội nhiệt tình đón nhận, dù cách nhìn của tôi về câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy không theo “truyền thống”

Tác giả Lê Duy Hạnh

Cách xử lý sân khấu của Hoàng Quỳnh Mai ở vở diễn này cũng khá tinh tế, lãng mạn với cuộc tình tự "trên cung trăng" của Mỵ Châu - Trọng Thủy, cái chết của Cao Lỗ, những chiếc lông thiên nga dẫn đường tình yêu chính là những linh hồn, hay tạo hình nàng Mỵ Châu hóa đá...

Riêng với âm nhạc, thật khó lòng nguôi ngoai trước âm hưởng của tiếng trống đồng sâu lắng mà theo NSND Hoàng Anh Tú, sau nhiều lần tìm kiếm, anh đã mang cả dàn thu đến nhà một người chuyên sưu tập đồ cổ để thu âm.

Quá 22h, vở cải lương Chiếc áo thiên nga mới hạ màn. Vậy nhưng khán giả vẫn tần ngần chưa muốn rời. 

"Câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy ở đây thật khác, thật lạ nhưng vẫn logic, thấu tình đạt lý và rất thời sự với nhiều điều đáng để suy ngẫm. Tôi thích cách tiếp cận lịch sử một cách cởi mở như vậy" - bà Minh Hà (Q.Đống Đa, Hà Nội) bày tỏ.

Kịch xiếc: vùng đất mới cho người trẻ

TTO - Vào nghề xiếc lúc còn là học trò cấp I, cấp II rồi lớn lên cùng xiếc với những khổ luyện và rất nhiều bôn ba, nay không ít người trẻ chuyển hướng sang kịch xiếc - một vùng đất mới, thay thế cho xiếc truyền thống.

ĐỨC TRIẾT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên