03/08/2024 09:52 GMT+7

Chia sẻ sáng kiến cho hoạt động tình nguyện

B.MINH
và 1 tác giả khác

Chiều 2-8, Diễn đàn Khoa học sinh viên quốc tế lần thứ 8 năm 2024 cũng diễn ra tiếp nối Liên hoan Sinh viên thế giới TP.HCM lần 1. Diễn đàn nhằm chia sẻ thêm xung quanh câu chuyện tình nguyện.

Đại biểu dự diễn đàn trao đổi chủ đề chuyển đổi số và thiết lập mạng lưới sinh viên thông qua nền tảng số - Ảnh: Q.HUY

Đại biểu dự diễn đàn trao đổi chủ đề chuyển đổi số và thiết lập mạng lưới sinh viên thông qua nền tảng số - Ảnh: Q.HUY

Tại phiên báo cáo poster, đại biểu Hani Humaira Hazani (Malaysia) giới thiệu dự án "Youth-led Global Volunteerism: Harnessing Artificial Intelligence" (tạm dịch: Tình nguyện toàn cầu do thanh niên lãnh đạo: Khai thác trí tuệ nhân tạo (AI)).

Trong đó nhấn mạnh ứng dụng AI trong hoạt động tình nguyện sẽ tạo ra nhiều thay đổi tích cực, thuận tiện cho tình nguyện viên trong việc thu thập và xử lý thông tin giúp các bạn tìm kiếm và tham gia hoạt động phù hợp với vị trí địa lý và thời gian rảnh.

"Các bạn trẻ Malaysia sử dụng AI ứng dụng ở mọi mặt, đặc biệt trong học tập, với cơ hội tiếp cận bình đẳng giữa nam và nữ. Chúng tôi mong sử dụng AI để hiện đại hóa hoạt động tình nguyện, khuyến khích người trẻ tham gia nhiều hơn" - Hani nói.

Mang đến bài nghiên cứu về du học sinh Việt Nam tham gia hoạt động tình nguyện ở Liên bang Nga, chị Đặng Hải Loan (Câu lạc bộ tình nguyện Vòng tay Việt - Nga, thuộc Hội Sinh viên Việt Nam tại Liên bang Nga) nói dù sinh viên gặp không ít khó khăn để thích nghi học tập ở môi trường nước ngoài song vẫn nhiều nỗ lực.

Bài báo được nghiên cứu và phỏng vấn tại 13 trường ở Liên bang Nga cho thấy du học sinh Việt Nam tại Nga khao khát tham gia hoạt động tình nguyện nhưng thiếu thông tin, khó khăn tài chính, ngôn ngữ, văn hóa và cả pháp lý.

Tại diễn đàn, phiên họp lần 1 của Hội đồng Mạng lưới lãnh đạo trẻ đã chia thành ba nhóm, chia sẻ các sáng kiến nâng cao nhận thức về công dân toàn cầu trong thanh niên và sinh viên, hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, chuyển đổi kỹ thuật số và thiết lập mạng lưới sinh viên thông qua các nền tảng kỹ thuật số.

Với hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các đại biểu nhấn mạnh cần thu hút người ngay giai đoạn chuẩn bị khởi động sự kiện. Trong đó, làm việc với các tổ chức phi lợi nhuận hoặc cộng tác với các cơ quan chính phủ để kết nối bạn bè quốc tế tham gia.

Còn với chủ đề chuyển đổi số và thiết lập mạng lưới sinh viên qua nền tảng số, các đại biểu chia sẻ cùng nhau sự khác biệt trong khả năng tiếp cận cũng như kỹ năng số của các nhóm người. Giải pháp được nêu ra chính là cung cấp thiết bị giá rẻ hoặc miễn phí cho học sinh khó khăn để mở rộng diện tiếp cận.

Thảo luận về nâng cao nhận thức công dân toàn cầu, các ý kiến nhấn mạnh trách nhiệm của công dân toàn cầu hiện nay cần tìm giải pháp cho những vấn đề hiện tại, tự giáo dục bản thân và truyền cảm hứng cho người khác.

Trong khuôn khổ diễn đàn, các đại biểu còn được tập huấn kỹ năng lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa, tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật truyền thống.

Các ý kiến nói cần sử dụng các nền tảng phổ biến như TikTok, Facebook, Twitter... và chú ý mỗi quốc gia có nền tảng truyền thông xã hội riêng. Do đó phải nghiên cứu để sử dụng nền tảng phù hợp trong tiếp cận, thu hút người tham gia.

Liên hoan sinh viên thế giới TP.HCM đón sinh viên 11 nướcLiên hoan sinh viên thế giới TP.HCM đón sinh viên 11 nước

Sức trẻ, nhiệt huyết, nhiều ý tưởng sáng tạo là những gì đại biểu mang đến Liên hoan sinh viên thế giới TP.HCM lần 1 và Diễn đàn khoa học sinh viên quốc tế lần 8 tại TP.HCM ngày 2-8.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên