Hình ảnh tư liệu người dân Campuchia dưới thời Khmer đỏ - Ảnh: TFS
Hội thảo khoa học '' vừa được Hội Khoa học lịch sử TP.HCM và Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) phối hợp tổ chức sáng 5-4.
Sau 39 năm từ ngày Việt Nam đánh tan chế độ diệt chủng Pol Pot ở biên giới Tây Nam và giúp nhân dân Campuchia lật đổ ách thống trị bạo tàn của chế độ diệt chủng Pol Pot (vào ngày 7-1-1979), đây là lần đầu tiên có một hội thảo công khai về vấn đề này dưới góc độ sử học.
Giới sử học đã thẳng thắn đề cập nhiều góc độ, phân tích nhiều khía cạnh của cuộc chiến mà trong suốt thời gian qua, vì nhiều lý do, các vấn đề này chưa được công khai đưa ra bàn thảo.
Chẳng hạn việc gọi tên cuộc chiến, GS.TS Võ Văn Sen phân tích cho thấy từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau, cuộc chiến mà chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia dùng lực lượng quân sự gây xung đột, lấn chiếm sang biên giới Việt Nam, buộc Việt Nam phải đứng lên dùng quân đội trừng trị và phản công đánh bại chúng, được gọi bằng nhiều cách khác nhau.
Trong đó, cách gọi "Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam" được quân tình nguyện Việt Nam dùng trong tổng kết nhiệm vụ quốc tế, được GS Võ Văn Sen nhận định là cách gọi "đích thực".
Giới sử học cho rằng hội thảo này có đóng góp tích cực ở chỗ thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến "là có sự trợ giúp toàn diện của Trung Quốc và các thế lực thù địch khác".
Trong đó, vai trò của Trung Quốc ở cuộc chiến này được chỉ rõ: Trung Quốc viện trợ giúp đỡ cho chế độ diệt chủng Pol Pot xây dựng Nhà nước Campuchia dân chủ và trang bị cho quân đội của chế độ diệt chủng Pol Pot xây dựng thành lực lượng gây chiến với Việt Nam.
Với 50 tham luận gửi đến hội thảo, rất nhiều vấn đề được đặt ra và có thể tiếp tục đào sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận