Doanh nghiệp chuyển nhiều kiến nghị (khoảng 100km) đắt gấp ba lần so với chi phí vận chuyển một container hàng từ Trung Quốc hay Hàn Quốc về VN - Ảnh: Tiến Thắng |
“Một số bộ ngành vì lợi ích cục bộ, chưa thực sự thay đổi về nhận thức, cơ chế chính sách... |
Ông Vũ Tiến Lộc (chủ tịch VCCI) |
Đó là những lo lắng, bức xúc mà doanh nghiệp (DN) kiến nghị, gửi lên Thủ tướng được Văn phòng Chính phủ tập hợp cho với DN đang diễn ra sáng nay 17-5.
Chuyển hàng từ Hải Phòng lên Hà Nội đắt hơn từ Hàn Quốc về VN
Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) dẫn báo cáo “khảo sát về môi trường kinh doanh” của Ngân hàng Thế giới cho biết chi phí kinh doanh ở VN cao hơn so với các nước trong khu vực.
Trong đó, chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu của VN gấp 4 lần so với Singapore và 3 lần so với Philippines.
Một ví dụ đã được chỉ ra: chi phí vận chuyển cho một container hàng từ cảng Hải Phòng lên Hà Nội hay ở chiều ngược lại (khoảng 100km) đắt gấp 3 lần so với chi phí vận chuyển một container hàng từ Trung Quốc hay Hàn Quốc về VN.
Ngoài ra còn có những chi phí phát sinh liên quan đến thủ tục hành chính, nộp phí, thời gian chậm trễ, giá xăng dầu tăng, phụ phí vận tải biển...
Trực tiếp gửi kiến nghị, Công ty cổ phần Dệt 10-10 cho biết mỗi năm xuất khẩu 3.000 container 40 feet, nhập khoảng 2.000 container, hầu hết qua cửa khẩu Hải Phòng. Hiện các chi phí trung bình mà DN phải nộp cho mỗi container đã lên tới 1.879 USD.
Cho rằng đây là gánh nặng chi phí lớn, Dệt 10-10 bày tỏ bức xúc khi mới đây UBND TP Hải Phòng đưa thêm khoản phí hạ tầng khu vực cảng với 500.000 đồng/container 40 feet.
Công ty cổ phần Dệt 10-10 tính toán việc tăng phí khiến chi phí của mình tăng tới 2,5 tỉ đồng/năm. Đại diện công ty nhấn mạnh đây là khoản phí không hợp lý khi DN phải nộp trùng hai lần. Bởi chi phí sử dụng hạ tầng tại cảng biển đang được DN nộp từ cước vận tải.
Vấn đề này được 7 hiệp hội ngành hàng kiến nghị nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi.
Khổ vì thanh tra, kiểm tra
Theo Hiệp hội DN địa chất và khoáng sản VN, hằng năm DN phải tiếp rất nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra.
Trong khi Chính phủ chỉ đạo mỗi năm chỉ thanh tra, kiểm tra DN 1 lần thì năm 2016, như Công ty CP Xuất nhập khẩu dịch vụ và đầu tư VN phải đón 4 đoàn tới thanh tra, kiểm tra với nội dung gần như nhau.
Đó là các đoàn của UBND huyện, sở tài nguyên - môi trường, cảnh sát môi trường, đoàn thanh tra liên ngành của UBND tỉnh. Cứ hết đoàn này ra đoàn khác lại vào...
Về thực tế này, ông Đậu Anh Tuấn, trưởng ban pháp chế VCCI, cho hay điều tra của VCCI trong nhiều năm cũng cho thấy xu hướng đáng buồn là cứ DN quy mô càng lớn, càng phải đón tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra nhiều. Cái này là phi kinh tế.
Vì với DN có quy mô càng lớn, làm ăn càng bài bản, thủ tục hành chính, thanh tra, kiểm tra phải giảm.
Khảo sát của VCCI chỉ ra còn khoảng 13,8% DN bị kiểm tra từ 4 lần trở lên trong năm 2016. Trong những DN có từ 2 cuộc kiểm tra trở lên, có 52,4% lượt DN cho rằng nội dung của các cuộc kiểm tra có những nội dung giống nhau.
Đáng chú ý là các đợt kiểm tra chuyên ngành, nhất là đối với DN chế biến thực phẩm, đang trở thành gánh nặng do phải chịu giám sát của nhiều bộ ngành: Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, Bộ Công thương và các cấp chính quyền địa phương.
Kỳ vọng sẽ có thay đổi
Theo ông Bùi Danh Liên - chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, những vướng mắc của DN, hiệp hội đã kiến nghị nhiều lần. Vì sự sống còn của DN, lần này hiệp hội tiếp tục kêu lên Thủ tướng.
Ông Liên lo “đầu máy” là Chính phủ khởi động rất tốt nhưng các toa xe đằng sau... ì ra không làm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng.
Do đó, ông Liên đề nghị Chính phủ cần yêu cầu bộ, ngành, địa phương phải công bố đã giải quyết những vướng mắc khó khăn của DN thế nào. Qua đó, DN và người dân mới có thể giám sát, khó khăn của DN mới vơi bớt...
Nguyên nhân chính khiến DN vẫn gặp quá nhiều khó khăn, theo ông Vũ Tiến Lộc - chủ tịch VCCI, là chuyển động của một số bộ ngành, địa phương còn chậm dù có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
Trước hội nghị Thủ tướng với DN, ông Lộc nói thẳng: một số bộ ngành chưa tích cực, chủ động trong triển khai xây dựng các đề án về cải cách hành chính theo sự phân công của Thủ tướng.
Một số chủ trương, cơ chế chính sách hỗ trợ DN chậm được triển khai thực hiện. Một số bộ ngành vì lợi ích cục bộ, chưa thực sự thay đổi về nhận thức, cơ chế chính sách...
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh Trước phản ảnh, kiến nghị của DN về việc vẫn còn có quá nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, Thủ tướng đã có chỉ đạo yêu cầu các bộ ngành phải chấn chỉnh công tác này. Theo đó, Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương có liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra DN. Mục tiêu là không để xảy ra sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán. Theo VCCI, DN vẫn than phiền về việc các thủ tục hành chính chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà. Đặc biệt, nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện đúng yêu cầu thanh tra, kiểm tra 1 lần/năm như nghị quyết 35 đã đề ra. Việc DN một năm phải tiếp 6-7 đoàn thanh tra, kiểm toán, chưa kể các đợt kiểm tra không chính thức là thực tế vẫn diễn ra. |
Nhiều giấy tờ, thủ tục Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Danh Liên cho rằng đã tập hợp 7 nhóm vấn đề đang cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh với DN vận tải Hà Nội. Trong đó, ông Liên khẳng định ngành vận tải rất khốn khổ vì thủ tục. Chẳng hạn một chiếc xe cũ đang chạy, DN muốn thay mới sẽ phải mất rất nhiều giấy tờ. Chỉ cần nhìn chiếc taxi của VN sẽ thấy phải dán rất nhiều giấy tờ như phù hiệu, số điện thoại của lái xe, phù hiệu hợp đồng... và cả khẩu hiệu “tính mạng con người là quý nhất”. Câu này đúng nhưng theo ông Liên, có cần bắt buộc phải dán không? Bởi rửa xe không may bị bong ra, DN sẽ bị cơ quan quản lý phạt 1,5 triệu đồng/xe. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận