Phóng to |
AT&T thâu tóm T-Mobile USA để trở thành nhà mạng lớn nhất tại Mỹ - Ảnh minh họa: internet |
Chi bộn tiền để "mua" đối thủ
AT&T hiện là nhà mạng di động lớn thứ hai tại Mỹ và T-Mobile USA đứng ở vị trí thứ tư. Như vậy, sau cuộc thâu tóm mang tầm cỡ lịch sử này, số lượng nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Mỹ sẽ giảm xuống còn ba, bao gồm: Verizon Wireless, AT&T và Sprint Nextel, đồng thời đưa AT&T vượt mặt Verizon Wireless, trở thành nhà mạng hàng đầu tại Mỹ.
Chủ tịch kiêm giáo đốc điều hành AT&T, Randall Stephenson cho biết việc sáp nhập sẽ làm tăng chất lượng mạng và đặc biệt là thúc đẩy mạng LTE (mạng 4G do AT&T cung cấp trên một số bang của Mỹ) lên tầm cao hơn, tiếp cậnhơn 294 triệu người dân Mỹ.
AT&T sẽ "chi" ra 25 tỉ USD tiền mặt cho vụ thâu tóm này và phần chi phí 14 tỉ USD còn lại sẽ là cổ phần thuộc về Deutsche Telekom. Như vậy, hãng điện thoại Đức sẽ nắm giữ 8% vốn của AT&T. Ngoài ra, Deutsche Telekom cũng sẽ có một vị trí trong ban giám đốc của AT&T. Song song đó, Deutsche Telekom vẫn sẽ tiếp tục sử dụng thương hiệu T-Mobile cho các hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông tại thị trường Châu Âu.
AT&T cho rằng việc thâu tóm này sẽ rất có lợi cho người dùng đang là khách hàng của hai mạng, nhất là khách hàng sử dụng dịch vụ của T-Mobile USA sẽ được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng mạng của AT&T, gia tăng các trạm phát sóng đến hơn 30%.
Hiện mạng AT&T và T-Mobile đều dựa trên công ngệ GSM thay vì CDMA như Verizon Wireless, cả hai đều đang tiến hành triển khai các dịch vụ mạng 4G LTE. Việc kết hợp sẽ giúp cho AT&T củng cố vị trí hàng đầu lẫn phát triển mạnh phần cung cấp dịch vụ 4G LTE. Hơn nữa, cả AT&T và T-Mobile sẽ có thể sử dụng bản quyền tầng số quang phổ của nhau.
Nhà mạng Sprint (lớn thứ ba tại thị trường Mỹ) đã thất bại trong cuộc chạy đua với AT&T để giành lấy T-Mobile USA. Sprint đã đưa ra gợi ý về việc sáp nhập hay cả việc thâu tóm T-Mobile USA một vài lần trước đó. Tuy nhiên, trở ngại lớn nằm ở việc công nghệ viễn thông của Sprint và T-Mobile không tương thích lẫn nhau, mặc dù Sprint cũng đã giới thiệu các dịch vụ mạng 4G trên nền WiMax, đối đầu với LTE.
Hiện thỏa thuận đã được cả hai bên ký kết, chỉ còn chợ đợi hiệp hội chống độc quyền phê chuẩn. AT&T hi vọng việc thâu tóm sẽ hoàn tất trong vòng một năm.
Lợi hay hại?
Phóng to |
Ảnh minh họa: Bloomberg |
Người dùng: có vẻ như việc kết hợp sẽ không thực sự có lợi cho người tiêu dùng. Trước đó, T-Mobile USA có các gói cước thoại và dữ liệu bình dân để cạnh tranh với các đối thủ lớn khác. Và việc cạnh tranh này đã giữ cho mức giá chung của các gói dịch vụ luôn ở mức thấp. T-Mobile sẽ biến mất khỏi thị trường, nhường chỗ cho "ông lớn" AT&T đã trở thành "người khổng lồ". Thị trường mất đi tính cạnh tranh giằng co và thế cân bằng. Chỉ còn Sprint Nextel khó khăn chống chọi với AT&T và "cựu quán quân" Verizon Wireless cũng sẽ phải đứng ngồi không yên.
Các nhà sản xuất thiết bị di động: trước đây, khi chưa xảy ra "biến cố" này, cả HTC lẫn Motorola đều có hai khách hàng sẵn sàng ký kết các thỏa thuận để mua những chiếc điện thoai di động GSM của mình. Vị thế trên bàn ký kết sẽ trở nên mất cân bằng khi thỏa thuận về giá cả và doanh thu với AT&T "mới" để đưa các thiết bị mới ra thị trường kèm theo gói dịch vụ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận