Ảnh: MARK STONE / UNIVERSITY OF WASHINGTON
Sawyer Fuller, giáo sư Kỹ thuật Cơ khí tại UW, cho biết: "Trước đây, khái niệm robot bay có kích thước bằng côn trùng là chuyện khoa học viễn tưởng. Nhưng với RoboFly, chúng tôi sẽ biến những điều không tưởng trở nên gần gũi với cuộc sống thực."
Với kích thước và tốc độ phù hợp, ruồi robot RoboFly có thể khảo sát sự phát triển của cây trồng và kiểm tra các mầm bệnh trên cành lá dưới góc độ hiển vi.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chiếu tia laser vào tế bào quang điện gắn trên RoboFly để tế bào chuyển đổi ánh sáng laser thành năng lượng. Đây được xem là cách hiệu quả nhất để nhanh chóng truyền tải năng lượng đến thiết bị mà không cần thêm nhiều trọng lượng.
Xét về mặt điều khiển, vi điều khiển hoạt động như bộ não của RoboFly, gửi điện áp thu thập được trong sóng tới cánh ruồi và khiến chúng đập liên tục như một con ruồi thực sự.
Johannes James, tác giả chính của nghiên cứu, nói thêm: "Nó sử dụng các xung năng để định hình sóng, làm cho cánh vỗ nhanh về phía trước, đồng thời sẽ làm chậm nhịp đập xuống khi xung năng đến gần đỉnh sóng, dao động trong một biên độ tùy chỉnh từ 7V đến 240V cần thiết cho một "chuyến bay"."
Lý thuyết kỹ thuật là thế nhưng khó khăn lớn nhất cho nhóm nghiên cứu vẫn là việc kiểm soát quá trình vỗ cánh, từ cất cánh, duỗi cánh đến hạ cánh bởi lẽ nguồn điện và bộ điều khiển hiện tại được thiết đặt vẫn quá cồng kềnh.
RoboFly hiện vẫn bị đè nặng và chưa bay xa được như dự đoán, nhưng nhóm nghiên cứu xác nhận sẽ sớm tinh chỉnh để khắc phục các nhược điểm này.
Thử nghiệm ruồi robot bay
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận