06/07/2005 13:19 GMT+7

Chảy máu mũi

BS. PHẠM THẮNG (Viện Tai mũi họng T.W - Sức khoẻ Đời sống)
BS. PHẠM THẮNG (Viện Tai mũi họng T.W - Sức khoẻ Đời sống)

Chảy máu mũi là tình trạng chảy máu từ niêm mạc lót trong hốc mũi. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ chảy từ 1 lỗ mũi.

qNOwdHih.jpgPhóng to
Chảy máu mũi là tình trạng chảy máu từ niêm mạc lót trong hốc mũi. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ chảy từ 1 lỗ mũi.

Chảy máu mũi (CMM) rất thường gặp và nguyên nhân thường là do chấn thương như: Khi ngoáy mũi, cậy mũi hoặc xì mũi mạnh; Ðụng, đập trực tiếp vào mũi hoặc các tình huống tương tự.

CMM có thể xảy ra khi mũi bị kích thích (vì hít phải các chất hóa học), hoặc khi không khí quá khô nên làm khô lớp niêm mạc lót hốc mũi. Ngoài ra, viêm mũi dị ứng, cảm cúm, viêm xoang, vẹo vách ngăn, dị vật trong mũi hoặc những tình huống tắc mũi khác cũng gây CMM.

Hầu hết CMM thường xảy ra ở phần phía trước của vách ngăn mũi, nơi chứa đựng những mạch máu dễ bị tổn thương. CMM ở phần cao và sâu của vách ngăn hiếm gặp, nhưng nếu chảy máu ở vị trí này thì việc xử lý sẽ khó khăn hơn.

Ðôi khi CMM cũng do nguyên nhân về rối loạn đông máu, cao huyết áp hoặc xơ vữa động mạch. Một số loại thuốc chống đông máu (blood thunner) như Coumadin hoặc Aspirin có thể gây CMM hoặc làm cho CMM nặng hơn.

Hầu hết CMM bắt đầu từ vách ngăn. Vách ngăn là một sụn đứng dọc ở giữa ngăn cách hai hốc mũi, được phủ bởi một lớp mạch máu dễ bị tổn thương, loại CMM này không nguy hiểm và có thể xử lý dễ dàng.

Nguyên nhân

- Chấn thương bất ngờ vào mũi, không khí quá lạnh hoặc quá khô, mạch máu quá yếu.

- Dùng thuốc xịt mũi, gắng sức đột ngột hoặc cậy mũi quá mạnh.

- CMM tái đi tái lại có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó như cao huyết áp, uống nhiều Aspirin hoặc thuốc chống đông máu, viêm mũi dị ứng, rối loạn đông máu, u trong hốc mũi hoặc viêm xoang.

- Hầu hết các trường hợp CMM đến từ mạch máu ở phía trước của vách ngăn. Một số ít chảy máu ở phía sau của mũi, chảy xuống họng (CMM sau), loại này khó xử lý hơn và cần phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Triệu chứng: Chảy máu từ 1 hoặc 2 lỗ mũi - thường xuyên phải nuốt, cảm giác có chất lỏng chảy từ sau mũi xuống họng.

Ðiều trị

Sơ cứu ban đầu:

1. Trấn an và động viên nạn nhân thở qua đường miệng.

2. Ðể nạn nhân ngồi xuống và cúi đầu nhẹ về phía trước để tránh cho máu chảy xuống họng. Không cho nạn nhân ngả đầu ra sau.

3. Kiểm tra trong mũi nạn nhân xem có dị vật hay không? Nếu có phải lấy ra.

4. Bóp vào phần mềm của 2 cánh mũi và giữ trong khoảng 5-10 phút, đắp khăn lạnh lên sống mũi.

5. Tránh ngoáy mũi hoặc xì mũi mạnh.

6. Nếu CMM không dừng sau 20 phút, làm lại các bước trên một lần nữa, nếu vẫn không cầm máu sau lần thứ hai thì cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế.

7. Bác sĩ sẽ xử lý trong bằng cách chèn gạc vào hốc mũi bị chảy để chặn mạch máu bị vỡ. Có thể cần phải "đốt" (tức là dùng dụng cụ đốt hoặc hóa chất xử lý chỗ mạch bị vỡ để làm ngưng chảy máu) nếu chảy máu vẫn còn hoặc đã cầm được nhưng sau đó chảy lại.

Lưu ý đắp nước đá vào mũi hoặc cổ chưa chắc đã cầm được máu, nhưng cách làm này vô hại.

Những điều không nên làm:

- Không nên để bệnh nhân nằm khi bị CMM.

- Không được xì mũi mạnh vài giờ sau khi bị CMM.

- Ðưa bệnh nhân cấp cứu ngay nếu CMM kéo dài 15-20 phút mặc dù đã được xử lý, hoặc đã ngưng nhưng sau đó máu chảy trở lại, khi máu chảy xuống họng nhiều.

- Nghi ngờ có chấn thương đầu và cổ.

Ðề phòng:

- Không cho ngón tay vào mũi.

- Làm ẩm không khí nếu quá khô.

- Trường hợp hay bị chảy máu nhẹ: Nên bôi thuốc mỡ kháng sinh vào mũi trước khi đi ngủ (thực hiện trong 1-2 tuần).

BS. PHẠM THẮNG (Viện Tai mũi họng T.W - Sức khoẻ Đời sống)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên