Tổng thống Nga Putin cho rằng: “Trí tuệ nhân tạo (AI) là tương lai, không chỉ đối với Nga, mà còn đối với toàn thể nhân loại. Điều này mở ra hàng loạt cơ hội khổng lồ nhưng cũng kéo theo nhiều mối đe dọa khó lường. Ai trở thành nhà lãnh đạo trong lĩnh vực này, đồng nghĩa với việc sẽ trở thành bá chủ thế giới”. Một cuộc đua diễn ra giữa các siêu cường và AI có vị trí quan trọng như vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh lạnh. Robot sát thủ đã đến. Phải thừa nhận rằng những “vũ khí tự động gây chết người” (lethal autonomous weapons) này vẫn còn là một chặng đường dài để đạt đến siêu thông minh. AI năm 2019 tiến gần đến WALL-E hơn là phiên bản “Kẻ hủy diệt” (The Terminator). Việc ứng dụng AI vào công nghệ quân sự đã thực sự bùng nổ trong 5 năm qua, được thúc đẩy đặc biệt bởi những khoản đầu tư khổng lồ từ Mỹ, Trung Quốc và Nga. "Cỗ máy tự sát" Nerekhta (Ảnh: TASS) NGA: Cỗ máy tự sát Ngân sách nghiên cứu và phát triển dành riêng cho AI năm 2019-2020 bị rò rỉ cho thấy đầu tư của nhà nước (trước đây là 490 triệu USD) gần như tăng gấp đôi trong ba năm tới. Ý định của Nga trong lĩnh vực này là không có bí mật. Tướng Gerasimov, tổng tham mưu trưởng Lực lượng Nga, cho biết: “Robot sẽ là một trong những tính năng chính của các cuộc chiến tranh trong tương lai... [Nga] đang tìm cách tự động hóa hoàn toàn chiến trường”. Nhà sản xuất vũ khí Nga Kalashnikov là nhà sản xuất AK-47 có mặt khắp nơi trên thế giới. Gã khổng lồ vũ khí này đang phát triển và tung ra một loạt vũ khí tự hành, mỗi loại có một mạng lưới thần kinh, cho phép các cỗ máy chọn ra các mục tiêu và tự quyết định có tác động hay không. Một nhà sản xuất vũ khí khác của Nga, Degtyarev, đã phát triển một “cỗ máy tự sát” (suicide machine) là Nerekhta. Loại xe tăng tự hành này được chế tạo để lén lút đến gần mục tiêu và sau đó phát nổ nhằm phá hủy các công sự hoặc xe tăng của kẻ thù. Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là các ví dụ được chọn chỉ là phần nổi của tảng băng trôi và chưa đề cập đến các tàu ngầm hạt nhân tự hành, tên lửa thông minh hoặc siêu xe tăng Armata T-14. Bức tranh khá rõ ràng là Nga có một chương trình vũ khí tự hành lớn và đầy tham vọng, và xem chương trình này là trọng tâm của lợi ích an ninh quốc gia. Theo sau đó, không ai có thể ngạc nhiên khi thấy ông Putin đã nói về cuộc tấn công bằng vũ khí AI. Mỹ: Máy bay không người lái Lầu Năm Góc đã cam kết chi 9 tỉ đôla cho AI của quân đội Mỹ, với lý do rõ ràng cần phải theo kịp công nghệ quân sự của Nga và Trung Quốc. Trong khi ngân sách Mỹ dành cho AI chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi tiêu quốc phòng, giống như ở Nga, con số này đã tăng gấp đôi trong những năm gần đây. Duy nhất trong số các cường quốc toàn cầu, Mỹ đã bắt đầu triển khai các phương tiện tự hành trong các khu vực chiến đấu hỗn hợp, với số lượng lớn và ở những khu vực có vai trò chiến lược. Các phương tiện hải quân tự hành đã bắt đầu tuần tra Biển Đông với những cỗ máy chiến tranh lớn, mạnh và thông minh hơn. Đáng chú ý nhất trong tất cả, máy bay không người lái của Mỹ đã làm mưa làm gió ở khắp Afghanistan và Pakistan dưới thời chính quyền Obama. Hoàn toàn rõ ràng lý do tại sao Mỹ đã phản đối tất cả các động thái đối với việc cấm vũ khí tự hành sử dụng AI: Mỹ muốn giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trang, và không muốn ngăn chặn điều này. TRUNG QUỐC: Chiến lược vũ khí tự hành Về phần mình, Trung Quốc đã ngỏ ý hỗ trợ về lệnh cấm sử dụng vũ khí tự trị trên chiến trường vào tháng 4-2018. Tuy nhiên, những độc giả am tường tỏ ý nghi ngờ về tuyên bố của Trung Quốc. Trong cùng ngày tuyên bố, không quân Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch về một thiết kế thông minh cho một máy bay không người lái mới. Trong một mạch tương tự, ngay cả trong năm ngoái, chương trình vũ khí tự hành của Trung Quốc đã kể về những câu chuyện thành công. Một số nhà phê bình quân sự cảm thấy rằng Trung Quốc đang chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua vũ trang, phần nào mâu thuẫn với sự hỗ trợ của Bắc Kinh đối với lệnh cấm vũ khí AI. Elsa Kania - một nhà nghiên cứu chiến lược chuyên về cách tân và công nghệ quân sự mới của Trung Quốc, viết trên trang web của Viện Lawfare - cho rằng người Trung Quốc đang theo đuổi chính sách mơ hồ chiến lược với AI quân sự: thể hiện cam kết hùng biện với các nhóm nhân quyền liên quan nhưng lại không hi sinh bất kỳ sự linh hoạt thực sự nào để phát triển vũ khí tự hành tiên tiến. Xét cho cùng, trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về AI (bao gồm phát triển vũ khí) là kế hoạch chính thức của Trung Quốc, và Bắc Kinh có xu hướng không quá bận tâm với các nhóm nhân quyền khi lợi ích chiến lược bị đe dọa. Nói cách khác, ba cường quốc quân sự lớn nhất thế giới đã xác định vũ khí tự hành là rất quan trọng đối với chiến lược quân sự của họ; mở rộng quy mô và tái phát triển các vũ khí này; và nhấn mạnh sự cần thiết phải có vũ khí tối tân hơn với sự ứng dụng AI trong bối cảnh các cường quốc khác phát triển công nghệ. Chúng ta phải gọi tên chính xác là một cuộc chạy đua vũ trang AI nghiêm túc. Quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng AI, khẳng định rằng Mỹ không thể cạnh tranh với các đối thủ tiềm năng như Nga và Trung Quốc mà không có công nghệ tiên tiến (Ảnh: Website Bộ Quốc phòng Mỹ) Phong trào phản đối Sử gia Yuval Harari nhận xét trong tạp chí Foreign Policy mới đây: “Để hack con người, chính phủ và các tập đoàn cần truy cập vào lượng thông tin khổng lồ về hành vi thực tế của con người, khiến dữ liệu có lẽ là tài nguyên quan trọng nhất trên thế giới. Nhưng hầu hết dữ liệu trên thế giới được khai thác bởi Mỹ, Trung Quốc và các công ty có trụ sở tại đó. Tất cả các nước, bất kể họ có phải là siêu cường công nghệ hay không, sẽ cảm nhận được tác động của cuộc cách mạng AI”. Cũng Harari, trong cuốn Homo Deus đã đưa giả thuyết về lịch sử tiến hóa của loài người là lịch sử tiến hóa của việc quản lý dữ liệu. Sở dĩ các nước đế quốc tư bản đã chiến thắng hệ thống XHCN kiểu Xô Viết là do sự chiến thắng của phương thức quản lý dữ liệu phân tán đã chiến thắng chủ nghĩa quản lý dữ liệu tập trung. Tuy nhiên, bước vào thế kỷ 21, với sự lên ngôi của AI và big data, có vẻ các nền dân chủ với việc phân tán quyền lực và đường lối dân túy của các lãnh đạo những nước này sẽ làm hệ thống dân chủ này lâm nguy. Harari nói: “Nếu nền dân chủ không thể thích ứng với những điều kiện mới này, thì con người sẽ phải sống dưới chế độ độc tài kỹ thuật số”. Các “độc tài kỹ thuật số” có thể kể đến như Facebook, Google, Microsoft, Apple, Amazon - “Big 5” này đang nắm giữ một dữ liệu khổng lồ và số lượng người dùng lên đến hàng tỉ người. Đế chế này lớn hơn bất kỳ các quốc gia có biên giới nào trên thế giới từ trước đến nay. Gillian R. Tett, biên tập viên của Financial Times, người dẫn dắt cuộc đối thoại với Harari, gợi ý về một nền độc tài kiểu Trung Quốc rất đáng lo ngại. Trung Quốc hiện đang triển khai dự án “Sharp Eyes”, kết nối hàng triệu camera công cộng với các camera tư nhân, nhằm xây dựng hồ sơ và giám sát toàn diện đời sống của người dân. Trong khi Harari lo ngại về hệ thống tập trung và nền chính trị độc tài sẽ thắng thế trong cuộc đua AI thì vẫn có nhiều tiếng nói khác. Samm Sacks, một nhà nghiên cứu về chính sách an ninh mạng, kinh tế kỹ thuật số tại New America, có quan điểm khác Yuval Harari. Samm Sacks cho rằng Trung Quốc vẫn bị tụt lại rất xa so với Mỹ trong cuộc đua AI vì một mô hình do nhà nước lãnh đạo không có hiệu quả trong việc thúc đẩy đổi mới công nghệ. Ngoài ra, nguồn tài năng AI của Trung Quốc vẫn còn nhỏ hơn đáng kể so với Mỹ. Cô nói: “Trung Quốc rất giỏi trong việc viết các kế hoạch quốc gia, nhưng họ không giỏi trong việc thực hiện những kế hoạch đó. Trung Quốc đã nói nhiều năm về việc có một chiếc ôtô Trung Quốc có thể cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực ôtô điện. Chúng ta có một Tesla kiểu Trung Quốc đang cạnh tranh trên thị trường toàn cầu không? Không. Hãy nhìn vào ngành công nghiệp bán dẫn. Trong nhiều năm, Chính phủ Trung Quốc đã ném hàng tỉ đôla vào lĩnh vực này và có hàng tấn chính sách hỗ trợ. Nhưng lệnh cấm đối với gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc ZTE tham gia vào chuỗi cung ứng của Mỹ gần như đã khiến nó phải khuỵu gối”. Elon Musk và tổ chức “Tương lai của cuộc sống” (Future of Life) thất bại trong nỗ lực ngăn ngừa một cuộc chạy đua vũ trang về AI. Ở giai đoạn này, Nga, Trung Quốc và Mỹ (chưa kể nhiều quốc gia nhỏ hơn) được đầu tư đáng kể vào vũ khí tự hành gây chết người và xem chúng là nền tảng cho việc (giải quyết) xung đột vũ trang trong tương lai. Chúng ta có thể dự đoán việc tái bố trí nguồn lực cho AI trong quân sự sẽ tiếp tục leo thang và các quốc gia bắt đầu triển khai các máy bay không người lái tinh vi với số lượng lớn hơn. Với bối cảnh địa chính trị này, những lựa chọn nào còn lại cho những người sợ “sự trỗi dậy của robot”? Một câu trả lời có thể là tập trung vào đội ngũ nhân viên quân sự và các nhà khoa học phát triển AI quân sự, thay vì các chính quyền hay tổ chức quân sự mà họ làm việc. Hàng ngàn kỹ sư đã tuần hành vào năm ngoái để phản đối Project Maven, một chương trình của Lầu Năm Góc cho AI. Dự án đó đã bị hủy bỏ. Cũng có thể là nhiều người có trí tuệ sáng suốt hơn AI không muốn sử dụng tài năng của họ để thúc đẩy công nghệ tiến hành chiến tranh. Một lựa chọn khác cho các nhà hoạt động là ủng hộ một thỏa thuận quốc tế có khả năng thực sự có thể thu hút sự hỗ trợ thỏa hiệp của các cường quốc. Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử AI, quy định cách thức các quốc gia triển khai vũ khí tự hành của họ. Các quốc gia rất quan tâm đến việc phát triển một quy tắc chung, hoặc ít nhất là một cơ chế giải quyết tranh chấp ngoại giao gây ra bởi các ứng dụng mới của công nghệ mới.■ Tags: Quân sựChiến tranh mạngAIChạy đua vũ trangVũ khí tiên tiếnVũ khí AIVũ khí tự hành
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Nhiều người ở TP.HCM bắt đầu đi làm, đi học bằng metro CHÂU TUẤN 23/12/2024 Từ sáng đến trưa 23-12, không ít người dân ở TP.HCM cho biết đây là lần đầu tiên dùng metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên để đi làm, đi học.
Panama đáp trả ông Trump về đe dọa 'đòi lại' kênh đào THANH HIỀN 23/12/2024 "Mỗi mét vuông của kênh đào Panama và các khu vực lân cận đều thuộc về Panama và sẽ tiếp tục thuộc về Panama".
Thưởng tối đa 5 triệu cho người báo tin vi phạm giao thông có tạo được 'tai mắt' để giám sát? NHẤT NGỌC HẠNH 23/12/2024 Thưởng tiền cho người báo tin vi phạm giao thông sẽ khuyến khích người dân tham gia giám sát, tuy nhiên cũng cần phạt những ai tố cáo sai.
Ô tô vừa mua bốc cháy trên cao tốc HOÀI THƯƠNG 23/12/2024 Tài xế cho hay chiếc xe này vừa mua tại một cửa hàng ở tỉnh Bến Tre với giá 100 triệu đồng, khi đang trên đường về nhà thì xe bốc cháy.