TTCT - "Để làm gì?" có thể là câu hỏi mà xét về ngữ nghĩa chỉ nhằm tìm kiếm lời giải thích từ những người chạy trên 100km trong bài viết, nhằm hiểu hơn, nắm thông tin nhiều hơn về động cơ của họ. Nhưng câu hỏi đấy cũng có thể mang hàm ý khác, với ý chê bai chạy như thế chẳng lợi lộc gì. Bài viết trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần đầu tháng 8-2022 được các bạn quản lý trang Facebook Marathon Việt Nam chia sẻ. Một nhà báo đã "comment" vào đấy câu hỏi: "(Chạy như thế) để làm gì?".Câu hỏi này ngay lập tức gây tranh luận. Phe bảo thích thì chạy, vui thì chạy, chạy để vượt ngưỡng bản thân… Phe thì bảo chạy thế chỉ tổ chấn thương, chạy thế là vô bổ, chẳng lợi lộc gì…Một người chuyên làm công việc viết lách như nhà văn Murakami lẽ ra chỉ nên cà phê cà pháo đấu láo với họa sĩ và nhạc sĩ, nhậu nhẹt với nhà văn và nhà thơ, bù khú với các triết gia, sao lại cặm cụi một mình chạy bộ cả trăm cây số để làm gì. Thật không giống hình ảnh nhà văn gì cả! Ảnh: pinterest"Để làm gì?" có thể là câu hỏi mà xét về ngữ nghĩa chỉ nhằm tìm kiếm lời giải thích từ những người chạy trên 100km trong bài viết, nhằm hiểu hơn, nắm thông tin nhiều hơn về động cơ của họ. Nhưng câu hỏi đấy cũng có thể mang hàm ý khác, với ý chê bai chạy như thế chẳng lợi lộc gì.Nói đến chuyện chạy bộ nhiều, những nhà vô địch trong bài "Khi marathon là… cự ly ngắn" chưa là gì so với nhà thơ người Úc gốc Hy Lạp Yiannis Kouros. Ông Kouros được ví là "thần chạy" khi chạy miệt mài cả ngàn dặm (1.600km). Hay một nhà văn nổi tiếng khác là Haruki Murakami người Nhật Bản cũng chạy siêu marathon, chạy đến chấn thương, chạy đến lết.Họ là những người nổi tiếng, văn hay chữ tốt, nên nếu có ai hỏi "Chạy để làm gì?", họ đã có sẵn câu trả lời. Kouros tâm sự: "Tôi muốn chiếm lấy cơ thể mình bằng trí óc. Tôi nói với nó rằng nó không mệt và nó sẽ lắng nghe". Còn Murakami viết hẳn một cuốn sách Tôi nói gì khi nói về chạy bộ, trong đó ông kể: Người ta thường hỏi tôi nghĩ đến điều gì trong lúc chạy bộ. Những người hỏi như vậy thường chưa chạy đường dài. Còn tôi thì tôi cũng không biết nữa. Tôi chỉ chạy. Tôi chạy trong sự rỗng không!Thường thì người ta cho rằng chạy là để rèn luyện sức khỏe. Khỏe để có cuộc sống tốt hơn. Nhưng chạy chỉ để cho khỏe thì không lý gì chạy 100km. Hay với một số ít người là VĐV chuyên nghiệp, chạy là nghề kiếm sống. Nhưng ngay cả với họ, nếu chỉ để kiếm sống thì cũng không nhất thiết phải chạy 100km.Tôi có quen một nữ cán bộ tín dụng ngân hàng, cũng thường xuyên chạy trên 100km ở CLB RFF (Run For Fun). Rõ ràng với chị chạy không chỉ là để rèn sức khỏe. Chị cũng không chạy để kiếm sống. Tôi cũng chẳng bao giờ hỏi chị chạy như thế để làm gì. Tôi chỉ thấy sau mỗi lần chị chạy như vậy, ở đích đến luôn là một ông chồng tận tụy lo matxa, chườm đá, chăm sóc đôi chân cho vợ thật tận tình. Khi ấy, ánh mắt chị rất long lanh. Biết đâu chỉ vì thích cái sự chăm sóc trìu mến ấy mà chị chạy thì sao. Tất nhiên là tôi cũng đoán mò thôi.Trên thế giới, chúng ta từng nghe chuyện Philippe Petit đi trên sợi dây thép ngang tòa tháp đôi nổi tiếng ở New York năm 1974. Câu chuyện này đã được làm phim, rất nổi tiếng. Hay Alain Robert được gọi là "người nhện" khi chinh phục 150 tòa nhà cao tầng bằng tay không. Những người ưa hỏi "để làm gì?" ắt sẽ thấy thắc mắc với những người như vậy. Nói như thường tình thì chắc là rảnh rỗi sinh nông nổi thôi, nhưng nói cho to tát thì biết đâu đó là nỗ lực tự do không giới hạn của con người trong một xã hội vốn đã nhiều bó buộc. Thân thể tôi, trí óc tôi, tôi có quyền làm gì tôi thích, miễn không làm phiền đến ai.Với lại, những chuyện "chẳng để làm gì", hay nói là vô bổ cũng được, đôi khi lại có những tác dụng bất ngờ. Ví dụ, một người bình thường mỗi ngày chỉ cần chạy tầm 20km là có thể chấn thương vì các lớp sụn chêm, khớp gối chịu không nổi cường độ hoạt động. Nhưng nếu các nhà nghiên cứu y khoa chịu khó tìm hiểu cấu tạo cơ thể Kouros, hay Nguyễn Văn Long - người vô địch nam giải chạy "marathon chỉ là cự ly ngắn" nói trên, cũng là người đã chạy từ Móng Cái đến Cà Mau với tổng chiều dài 2.656km trong 30 ngày - biết đâu có thể tìm ra được những điều mới mẻ về bí ẩn cơ thể con người? Nếu các nhà khoa học lúc nào cũng bị cái vòng kim cô "để làm gì?" ám đầu óc, chắc họ cũng chẳng nghĩ ra được những điều mới mẻ kỳ diệu.Tôi nhớ trong cuốn Đại học của giáo sư Nguyễn Xuân Xanh, ông có đề cập đến khác biệt của việc học ở các nước tiên tiến, cụ thể là ở các đại học danh tiếng. Tinh thần ở những nơi đó là đi học trước hết vì mục đích tự thân, để "làm người" đúng nghĩa, chứ không biến con người thành công cụ để rồi phải luôn kèm câu hỏi "Học để làm gì?". Hay trước đó, học giả Phan Khôi từng châm biếm về sự học trong con mắt người mình: "Người nhà mình coi sự học như cục gạch để gõ cửa, cửa mở rồi thì gạch cũng ném đi thôi"!■ Tags: Thể thaoChạy bộMurakamiChạy để làm gìChạy 100km
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Nhiều người ở TP.HCM bắt đầu đi làm, đi học bằng metro CHÂU TUẤN 23/12/2024 Từ sáng đến trưa 23-12, không ít người dân ở TP.HCM cho biết đây là lần đầu tiên dùng metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên để đi làm.
Panama đáp trả ông Trump về đe dọa 'đòi lại' kênh đào THANH HIỀN 23/12/2024 "Mỗi mét vuông của kênh đào Panama và các khu vực lân cận đều thuộc về Panama và sẽ tiếp tục thuộc về Panama".
Hàng loạt đại học phát cảnh báo chiêu lừa đảo học bổng, giảm học phí cho sinh viên MINH GIẢNG 23/12/2024 Hàng loạt trường đại học phát cảnh báo chiêu trò lừa đảo sinh viên về học bổng, giảm học phí khi chuyển khoản cho cá nhân.
Nên 'bêu' tên người xả rác bừa bãi như cách làm của người Nhật? THANH NY 23/12/2024 Để trị 'bệnh' xả rác bừa bãi, hãy học người Nhật cách xử lý người thiếu ý thức nơi công cộng.