TTCT - Chưa bao giờ từ sau vụ "bức tường Berlin" năm 1961, châu Âu lại bị đe dọa bởi một cuộc chiến tranh tổng lực như vào lúc này. Cùng lúc, bản đồ chính trị EU thay đổi hẳn sau cuộc bỏ phiếu Nghị viện châu Âu hôm 9-6. Tái hiện cuộc đổ bộ Normandy ở châu Âu. Ảnh: Getty Éo le thay, kỷ niệm 80 năm cuộc đổ bộ Normandy góp phần kết thúc Thế chiến II lại là lúc ông chủ Nhà Trắng hiện giờ, Tổng thống Mỹ Joe Biden, cảnh báo rằng chiến tranh có thể sẽ không dừng ở Ukraine và "cả châu Âu sẽ bị đe dọa".Từ tập hợp lại đến mối lo phá vỡ liên minhĐúng ngọ ngày 25-1-2023, tức 11 tháng, 1 ngày sau khi chiến tranh Ukraine bùng nổ, ông Biden trịnh trọng nói: "Hoa Kỳ và châu Âu hoàn toàn đoàn kết. Sáng nay, tôi đã có cuộc trò chuyện dài với các đồng minh NATO - Thủ tướng Đức [Olaf] Scholz, Tổng thống Pháp [Emmanuel] Macron, Thủ tướng Anh [Rishi] Sunak và Thủ tướng Ý [Giorgia] Meloni - để tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong hỗ trợ đầy đủ cho Ukraine". Kết quả của cuộc điện đàm là gắn kết mới trước địch thủ chung: "Tôi đã nói điều này từ lâu. Phía Nga kỳ vọng rằng chúng ta sẽ tan rã, sẽ không đoàn kết nữa. Nhưng chúng ta vẫn hoàn toàn đoàn kết".Hôm đó, ông Biden loan báo hàng loạt nước gửi viện trợ quân sự cho Ukraine, như thể tái hiện vai trò của người tiền bối thời Thế chiến II Franklin Roosevelt: "Hoa Kỳ sẽ gửi 31 xe tăng Abram, tương đương một tiểu đoàn... Cho đến nay, Hoa Kỳ đã cung cấp hàng trăm xe chiến đấu bọc thép...""Tôi rất biết ơn Thủ tướng Scholz vì đã cung cấp xe tăng Leopard 2 của Đức... và một khẩu đội tên lửa Patriot. Vương quốc Anh gần đây thông báo sẽ cấp xe tăng Challenger 2...""Pháp đang đóng góp xe chiến đấu bọc thép AMX-10. Hà Lan cung cấp tên lửa và bệ phóng Patriot. Pháp, Canada, Slovakia, Na Uy và các nước khác đều cung cấp các hệ thống phòng không quan trọng...""Ba Lan gửi xe bọc thép. Thụy Điển cung cấp xe chiến đấu bộ binh. Ý cung cấp pháo binh. Đan Mạch và Estonia gửi pháo. Latvia đang cung cấp thêm tên lửa Stinger. Litva cung cấp súng phòng không. Và Phần Lan gần đây đã công bố gói hỗ trợ an ninh lớn nhất cho đến nay".Ông còn cạnh khóe đối thủ Vladimir Putin: "Ông ấy nghĩ rằng sẽ Phần Lan hóa được châu Âu. Song giờ ông ấy đã NATO hóa Phần Lan". Ý ông Biden muốn nói tới việc tháng 5-2022, Phần Lan và Thụy Điển chính thức nộp đơn gia nhập NATO, rồi lần lượt trở thành thành viên của tổ chức quân sự này sau đó.Ảnh: ABC NewsNhưng hôm chủ nhật 9-6 tuần rồi, tại nghĩa trang quân đội Mỹ ở Aisne-Marne (Pháp), nhân kỷ niệm 80 năm đổ bộ Normandy, ông Biden vẫn phải nhắc: "Chúng ta nhất thiết phải tiếp tục duy trì và củng cố cho liên minh, giữ cho NATO vững mạnh... Cách tốt nhất để tránh chiến tranh là hãy sát cánh với đồng minh. Đừng phá vỡ liên minh".NATO vẫn chưa sẵn sàng?Có thể đoán phần nào mối e ngại của ông Biden qua cuộc họp báo chung hôm 6-6 của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg với Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb. Cuộc tấn chiếm Ukraine của Nga từ hơn hai năm qua tuy là vấn đề của châu Âu và NATO, song cho tới nay họ vẫn còn "chạy loanh quanh". Trước tình thế như vậy, một nhà báo Phần Lan đã nêu hai vấn đề với ông Stoltenberg: (1) Tại sao mới chỉ có Pháp cho biết đang xem xét gửi cố vấn quân sự sang Ukraine? (2) Phía Nga đáp trả rằng lực lượng cố vấn đó sẽ là mục tiêu chính đáng, liệu đây có phải là nguy cơ leo thang không?Ông tổng thư ký NATO đã không trả lời trực diện: "Tất cả các nước đồng minh đang hỗ trợ Ukraine theo nhiều cách khác nhau", và phủ nhận ý định "dấn thân" hơn: "NATO không có kế hoạch triển khai lực lượng tới Ukraine". Nhà báo Phần Lan cũng "quay" tổng thống của mình về chuyện Phần Lan có xem xét gửi cố vấn quân sự sang Ukraine không, và ông Stubb trả lời rằng không có kế hoạch như vậy.Rụt rè trước khả năng giao chiến với Nga đã trở thành bản chất của NATO, như chính lời ông Stoltenberg: "Mục đích của NATO không phải là giao chiến, mà là ngăn chặn chiến tranh bằng các khả năng răn đe đáng tin cậy". Trong thực tế, vế đầu câu trả lời thì chính xác - NATO không lâm chiến. Nhưng vế sau thì cần coi lại, là liệu khả năng răn đe của NATO có còn đáng tin cậy không.Thật ra, ngay cả Mỹ cũng rụt rè. Đây chính là lý do quan trọng khiến giữa ông Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xảy ra hục hặc trước cuộc gặp ở Pháp tuần rồi. NBC 6-6 cho biết: "Mối quan hệ giữa hai chính phủ dường như đã xuống mức thấp nhất... Cuộc gặp giữa hai tổng thống diễn ra chỉ vài ngày sau khi Nhà Trắng bãi bỏ lệnh cấm và cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong một khu vực hạn chế ở Nga".Ảnh: ft.comBất chấp những đoan chắc của ông Biden ở Paris tuần rồi, hôm thứ hai 10-6, Andrei Kartapolov, chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Nga, tuyên bố với Hãng RIA Novosti: "Nếu các máy bay cất cánh từ sân bay của một quốc gia nào đó, bay vào không phận Ukraine, phóng tên lửa và quay trở lại, thì đều là mục tiêu chính đáng... Chúng tôi có thể bắn hạ bất cứ ai, ở bất cứ đâu".Trên lý thuyết, khi so sánh với Nga, sức mạnh quân sự tổng hợp của 30 quốc gia thành viên NATO là vượt trội. Ví dụ, tính đến năm 2023, NATO có hơn 3,36 triệu quân, trong khi Nga có 1,33 triệu. NATO có 20.633 máy bay và 2.151 tàu quân sự so với 4.182 máy bay và 598 tàu của Nga. Thế nhưng hai bên khác nhau cơ bản ở chỗ phía NATO quy tụ đến 31 tổng thống và thủ tướng, thì phía Nga được lãnh đạo tập trung thống nhất từ một người.Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu chính sách châu Âu (CEPA) gần đây đã chỉ rõ: "Đầu tiên, hầu hết lực lượng vũ trang Tây Âu đều ở trong tình trạng chưa sẵn sàng nghiêm trọng và có năng lực hạn chế. Ngay cả những lực lượng quan trọng như Đức, Pháp và Anh cũng chỉ "ăn to nói lớn" là giỏi... Ở cấp độ đơn vị chiến đấu, tính sẵn sàng vẫn như 10 năm trước". Modern Diplomacy thì nhấn mạnh tinh thần sẵn sàng chiến đấu của Nga so với NATO: "Các cuộc tập trận quân sự của Nga, thường bao gồm triển khai quy mô lớn và kịch bản mô phỏng gần biên giới NATO, đã làm dấy lên lo ngại về khả năng huy động và triển khai lực lượng nhanh chóng của nước này". ■ Một khác biệt quan trọng nữa giữa hai bên là Bộ Quốc phòng Nga không bao giờ phải trả lời những câu hỏi như trong cuộc họp báo trưa thứ hai 10-6 ở Lầu Năm Góc. Một câu hỏi như vậy được đặt ra với Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Pat Ryder: "Tuần trước, lễ kỷ niệm đổ bộ Normandy, Bộ Quốc phòng có trả tiền cho mọi thành viên Quốc hội và gia đình đến đó không? Khách sạn và chỗ ở của họ ai trả tiền? Bao nhiêu thành viên Quốc hội đã đến đó?". Chính những chất vấn như vậy đã góp phần dẫn tới đổi thay ở châu Âu, như hôm chủ nhật vừa rồi, khi phe cực hữu "lên ngôi", bao gồm nhiều chính trị gia không hoan nghênh NATO ra mặt... Tags: Nghị viện châu ÂuLực lượng vũ trangChính trị giaChiến tranhTổng thống Mỹ Joe Biden
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Ông Phan Văn Mãi: TP.HCM phải 'đá tiền đạo' khi đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình THẢO LÊ 23/12/2024 Ví như một đội bóng, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi xác định TP.HCM phải nằm trong đội hình chính và có vai trò đá tiền đạo.
Công bố Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 với nhiều nội dung mới TRỌNG NHÂN 23/12/2024 Ngoài tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp, năm 2025, báo Tuổi Trẻ tổ chức thêm ba ngày hội Tự tin vào lớp 10 tại TP.HCM và Hà Nội.
Quyền lực của tỉ phú Elon Musk lớn cỡ nào? DUY LINH 23/12/2024 Sự kết hợp giữa tỉ phú Elon Musk và Tổng thống đắc cử Donald Trump đang bắt đầu tạo ra những cơn sóng làm chao đảo chính trường Mỹ.
Houthi tuyên bố tấn công tàu sân bay USS Harry Truman, hạ tiêm kích của Mỹ THANH BÌNH 23/12/2024 Lực lượng Houthi tuyên bố đã tấn công tàu sân bay USS Harry Truman của hải quân Mỹ ở Biển Đỏ và bắn hạ một chiếc tiêm kích F/A-18.