20/12/2018 09:31 GMT+7

Chàng trai khiếm thị làm website chống xâm hại tình dục

BÍCH NGÂN
BÍCH NGÂN

TTO - Lộc khiếm thị, nhưng trái tim anh đủ thổn thức để đớn đau trước những vụ xâm hại tình dục trẻ em. Dự án 'Em cần bảo vệ' ra đời từ sự tâm huyết đó.

Chàng trai khiếm thị làm website chống xâm hại tình dục - Ảnh 1.

Bà Võ Thị Dung - Phó bí thư Thành ủy TP.HCM - tặng hoa cho Đinh Văn Lộc - Ảnh: BTC cung cấp

Đinh Văn Lộc (28 tuổi), sinh viên Khoa Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM - chàng trai vừa đạt giải nhất 2018 do Thành Đoàn phối hợp với Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức bắt đầu từ một câu chuyện là nỗi đau của một em nhỏ.

Chạm ngõ nỗi đau

Một ngày đầu năm 2017, lúc tìm kiếm thông tin trên mạng, đôi tay Lộc khựng lại trên thiết bị. Con chữ lạ quá, anh dò đi dò lại " là gì, sao đau đến vậy?". Đề tài nghiên cứu của nhóm cũng thay đổi từ giây phút ấy. "Thay vì tìm kiếm thông tin cho đề tài mà nhóm dự tính, tôi lại tìm kiếm thông tin về xâm hại tình dục trẻ em", anh Lộc chia sẻ.

Cái lần chạm ngõ nỗi đau ấy là một bản tin trên báo, bé gái 8 tuổi bị một gã đàn ông dụ dỗ cho kẹo rồi giở trò đồi bại. Cô bé trong bản tin sẽ sống thế nào sau những tổn thương? Lộc đặt mình vào vị trí ấy, anh rùng mình và chua chát.

Lộc bắt đầu tìm hiểu và thu thập nhiều hơn những bài viết, những vụ án liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em. "Tôi cho rằng đó là một tội ác không thể tha thứ. Các em cần được sự bảo bọc và nâng niu chứ không phải là công cụ để phục vụ trò vui tán tận lương tâm như thế. Tôi muốn góp phần chấm dứt chuyện này lại", Lộc trải lòng.

Bạn đồng hành

Anh chia sẻ câu chuyện với những người bạn của mình và họ cùng nhau tạo thành một đội, "phải làm tấm khiêng che chở các em. Không thể chống lại cái ác thì hãy phòng tránh để cái ác không xảy ra", ý tưởng gắn ba người trẻ lại với nhau.

Chàng trai khiếm thị làm website chống xâm hại tình dục - Ảnh 2.

Nhóm sinh viên Mai Thị Cúc, Đinh Văn Lộc, Nguyễn Hoàng An, Phạm Thị Mỹ Duyên (từ trái sang) - Ảnh: Ban tổ chức cung cấp

Sáu tháng, cả nhóm chuyên tâm tìm kiếm, thu thập, tổng hợp tài liệu và trình bày sản phẩm. "Khó khăn thứ nhất là chỉ tìm thấy những tài liệu tiếng Anh được dịch lại, có rất ít tài liệu tiếng Việt đạt tiêu chí về học thuật có ghi chép các vấn đề cần tìm. Tiếp đến là phải tự lên ý tưởng, đưa ra khái niệm và trình bày trang web. Cuối cùng là nhóm đủ tấm lòng, nhưng yếu thiết kế đồ họa", anh Lộc tâm sự.

Đã có lúc các bạn cạn ý tưởng, nhưng rồi ám ảnh xâm hại tình dục lại kéo các bạn nỗ lực hơn. Mỗi lần báo cáo đề tài, nhóm lại nghe những phản hồi tích cực và thầy cô góp thêm ý kiến để hoàn chỉnh nội dung, hình thức tiếp cận.

Sau thời gian Lộc và nhóm phân tích thị trường và nhận thấy sự khan hiếm về phương pháp giáo dục giới tính cũng như phòng chống xâm hại tình dục đối với trẻ em từ 6 - 11 tuổi, một trang điện tử (website, video, cẩm nang, game) nhằm mục đích giáo dục cho trẻ cách phòng tránh nạn xâm hại tình dục ra đời. Đây cũng là điểm mới trong cách giáo dục, giúp trẻ em, phụ huynh dễ dàng tiếp nhận.

Sản phẩm hình thành được mang đến các trường tiểu học ở TP.HCM thực nghiệm. Từ thầy cô đến cha mẹ và con trẻ đều bảo dễ hiểu. Website Em cần bảo vệ được thiết kế tổng hợp, có Pháp luật, Góc cảnh giác và Bảo vệ cho em, với sự sinh động, gần gũi bằng những hình vẽ dễ thương. Điều này giúp trẻ hứng thúm còn phụ huynh dễ dàng tìm hiểu pháp luật và kiến thức về nạn xâm hại tình dục bảo vệ con mình.

Website Em cần bảo vệ chia làm ba phần: Phần cẩm nang dành cho trẻ tiểu học nhằm cung cấp kiến thức về các bộ phận trên cơ thể (đặc biệt là vùng riêng tư), các quy tắc an toàn, ranh giới quyền cơ thể và các bài tập xử lý tình huống liên quan đến cách phòng tránh bị xâm hại tình dục ở trẻ tiểu học.

Phần video với những hình ảnh ngộ nghĩnh, âm thanh vui nhộn, gần gũi.

Phần trò chơi được thiết kế với 44 câu hỏi liên quan đến việc giáo dục giới tính và những tình huống trong việc phòng tránh bị xâm hại tình dục.

Phần thưởng xứng đáng

Góp mặt tại vòng chung kết Giải thưởng nghiên cứu Khoa học Eureka 2018, nhóm sinh viên ĐH Sư phạm TP.HCM gồm Phạm Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Hoàng An, Mai Thị Cúc do Đinh Văn Lộc làm chủ nhiệm đã mang đến đề tài Thiết kế sản phẩm điện tử hỗ trợ hoạt động giáo dục phòng tránh bị xâm hại tình dục cho trẻ tiểu học, giành giải nhất trong lĩnh vực Giáo dục.

Xâm hại tình dục chiếm 84% số vụ bạo hành trẻ em

TTO - Bộ trưởng Công an Tô Lâm cung cấp thông tin tại phiên chất vấn chiều 5-6: các vụ xâm hại tình dục chiếm hơn 84% các vụ bạo hành trẻ em, trẻ em trai cũng bị xâm hại.

BÍCH NGÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên