Bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 Ise-Shima quy tụ các nhà lãnh đạo 7 nước công nghiệp hàng đầu, còn diễn ra hội nghị G7 mở rộng, mà Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc được mời tham dự. gettyimageslatam.com Đây là một sáng kiến hoàn toàn thuộc về nước chủ nhà Thượng đỉnh G7 năm nay là Nhật Bản. Sáng kiến này được Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga loan báo hôm 8-4. Theo ông Suga, do đây là thượng đỉnh G7 đầu tiên được tổ chức tại châu Á sau tám năm qua, nên Nhật Bản muốn mời một số lãnh đạo quốc gia và chính phủ một số nước không thuộc G7 ở châu Á nhằm thảo luận thăm dò xem cần những gì để duy trì sự ấm no của châu Á, vốn đang là trung tâm tăng trưởng của thế giới. KHÁCH MỜI Từ góc nhìn đó, Chính phủ Nhật đã mời lãnh đạo một số nước ASEAN, một số đảo quốc châu Á, các nước đang có nhu cầu về cơ sở hạ tầng, các nước mà sự ổn định và thịnh vượng tùy thuộc vào các tuyến hàng hải như Lào, Việt Nam, Bangladesh, Sri Lanka, Papua New Guinea... Ngoài ra, còn có lãnh đạo Cộng hòa Chad, chủ tịch Liên hiệp châu Phi nhằm gắn kết các kết quả của thượng đỉnh này với Hội nghị quốc tế về phát triển châu Á Tokyo (TICAD) và các chương trình phát triển khu vực và thế giới (nên lãnh đạo các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, OECD, ADB, IMF và WB cũng tham dự). Theo ông Yoshihide Suga, cuộc họp bàn về những vấn đề mang tầm kích thế giới mà nước Nhật, trong vai trò chủ tịch G7, đặc biệt quan tâm, bao gồm đầu tư hạ tầng có chất lượng, y tế và vấn đề phụ nữ. Có thể thấy qua lời mời này của nước chủ nhà, những cố gắng: Một là, xích lại gần các nước ASEAN “tùy thuộc vào các tuyến hàng hải” như Indonesia, Việt Nam... Hai là, “động viên” các nước ASEAN có nhu cầu cơ sở hạ tầng, hầu như nước khách mời nào cũng cần. Sự có mặt của lãnh đạo các tổ chức quốc tế, trong đó có cả Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, chính là những “chứng giám” cho tính “trong sáng” của lời mời: đây không phải là một mưu đồ chiêu dụ, một âm mưu câu kết gì chống lại ai. Muốn hay không muốn, ASEAN như là một khối và ASEAN trong từng nước đang được cả Trung Quốc lẫn Nhật “tranh thủ”. Khác biệt của hai sự “tranh thủ” này nằm ở trong chính bản chất của tham vọng mỗi phía, vì hòa bình, ổn định hay vì thôn tính bằng cách này hay cách khác... G7 VÀ CỤC DIỆN THÁI BÌNH DƯƠNG Bởi thế, Nhật mới mời một số nước ASEAN dự hội nghị G-7 mở rộng. Vào đầu tuần, tức ba ngày trước Thượng đỉnh G7 khai mạc, Thông tấn xã Kyodo của Nhật đưa tin “G7 sẽ bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với việc quân sự hóa Biển Đông”. Theo Kyodo, “các nguồn tin từ G7 cho biết các lãnh đạo, tuy không nêu tên Trung Quốc, sẽ bác bỏ “các hành động đơn phương có thể làm thay đổi hiện trạng” trong một tuyên bố sẽ đưa ra sau hai ngày họp thượng đỉnh, bắt đầu hôm thứ năm ở Ise-Shima, trong tỉnh Mie, miền trung nước Nhật. Tuy nhiên, Kyodo News cũng lưu ý rằng trong khi Nhật Bản và Hoa Kỳ báo động việc Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa, diễu võ qua việc thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ trên Biển Đông và biển Hoa Đông, các nước châu Âu lại đã tập trung hơn đến việc đẩy mạnh các quan hệ kinh tế, điều này khiến họ khó công khai chỉ trích nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Thành ra, theo Kyodo, Thủ tướng Shinzo Abe đang lo lắng về việc tập hợp được một tiếng nói chung thống nhất với những người đồng cấp trong G7 trong việc lên tiếng với Trung Quốc khi nước này vẫn đang ra sức biến hiện trạng thay đổi ở biển Đông thành sự đã rồi. Các lãnh đạo sẽ bày tỏ chống lại “việc đe dọa, cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực trong khi khẳng định yêu sách lãnh thổ, đồng thời kêu gọi xử lý và giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp trên biển đúng với luật pháp quốc tế - một ngôn ngữ rõ ràng nhắm vào Trung Quốc”. Một tuyên bố chung của G-7 là “trong tầm tay” của Thủ tướng Shinzo Abe. Mỹ thì luôn sẵn sàng bày tỏ chính kiến về Biển Đông. Tuyên bố chung nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama tiếp tục nêu rõ: “Hai bên đặc biệt quan ngại đối với những diễn biến gần đây ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định. Hai bên nhấn mạnh tính cấp thiết của việc bảo đảm tự do hàng hải và hàng không, cũng như duy trì các hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở ở Biển Đông; kêu gọi phi quân sự hóa và kiềm chế trong xử lý các tranh chấp...”. Ngay chính trong nội bộ G-7, thông cáo chung của hội nghị các ngoại trưởng G7 Hiroshima cách đây một tháng rưỡi cùng với tuyên bố chung của các ngoại trưởng G7 về an ninh hàng hải kèm theo đã dọn đường sẵn cho một tuyên bố chung của các lãnh đạo G7 vào thứ sáu này.■ Tags: G7
Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo cáo Trung ương phương án tinh gọn bộ máy trong quý 1-2025 THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu bộ máy mới sau khi sắp xếp tinh gọn phải tốt hơn cũ, đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc.
Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường mầm non Việt - Bun DUY LINH 25/11/2024 Chiều 25-11, hai phu nhân đã đến thăm trường mầm non Việt - Bun, một món quà của Bulgaria cách đây hơn 40 năm.
Trung ương đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư THÀNH CHUNG 25/11/2024 Trung ương Đảng đã đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.