Khi vết thương chảy máu, nạn nhân có thể sẽ bị rách da, phần mềm; dập nát da, phần mềm; máu chảy từ vết thương ra ngoài da; toàn thân vã mồ hôi, lạnh run, da xanh tái, ¼ vết thương gây chảy máu nếu mất máu nhiều sẽ dẫn đến choáng/sốc, bất tỉnh, tử vong.
Làm gì khi gặp trường hợp vết thương chảy máu?
- Nếu gặp vết thương đang chảy máu không có dị vật, khi sơ cứu ta nên đeo găng tay cao su, nilon và vật dụng thay thế; rồi dùng gạc, vải sạch, ép trực tiếp lên vết hương và giữ chặt để cầm máu; băng ép trực tiếp tại vết thương; kê cao chân, ủ ấm để phòng choáng; đỡ nạn nhân nằm để làm giảm lượng máu chảy đến các vết thương. Sau khi băng vết thương xong nên kiểm tra đầu chi sau khi băng, nếu máu vẫn chảy thấm qua băng thì băng chồng lên bằng băng khác.
- Đối với vết thương chảy máu có dị vật, trước hết ta không nên rút dị vật, mà mang găng tay và ép chặt mép vết thương, rồi chèn băng, gạc quanh dị vật và băng cố định (không băng trùm qua dị vật). Sau đó, nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
- Với loại vết thương dập nát, đứt chi, chúng ta nên tiến hành sơ cứu bằng cách băng garo cầm máu cách trên vết thương 3-5 cm, xoắn garot từ từ cho đến khi máu hết chảy và cho nạn nhân nằm đầu thấp, chân cao, ủ ấm cho nạn nhân. Trước khi chuyển nạn nhân vào bệnh viện cần ghi nhận rõ giờ làm garo, nới garo mỗi 15 phút.
Những điều KHÔNG NÊN làm
Khi chăm sóc vết thương chảy máu, chúng ta nhớ không nên làm những điều dưới đây:
- Không làm garo nếu không phải là vết thương dập nát hoặc đứt lìa, chảy nhiều máu.
- Không nên vận chuyển nạn nhân mà nên sơ cứu tại chỗ. Chỉ nên vận chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường khi hiện trường không an toàn.
- Không được tự ý rút dị vật trong vết thương ra ngoài.
Phòng ngừa vết thương chảy máu bằng cách nào?
- An toàn trong lao động và sinh hoạt
- Không cho trẻ em chơi các vật sắc, nhọn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận