19/10/2018 16:33 GMT+7

Chăm sóc để có đôi môi đẹp

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh

Một đôi môi đầy đặn, đường nét rõ ràng, màu sắc tươi nhuận và hài hòa với khuôn mặt là biểu hiện của tuổi trẻ, sức khỏe và cả sự hấp dẫn của phái nữ.

Chăm sóc để có đôi môi đẹp - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: lipstutorial.org

Nằm ở vị trí trung tâm của khuôn mặt, không chỉ đem đến vẻ đẹp hình thể mà còn là biểu hiện gợi cảm của giới tính. Một đầy đặn, đường nét rõ ràng, màu sắc tươi nhuận và hài hòa với khuôn mặt là biểu hiện của tuổi trẻ, sức khỏe và cả sự hấp dẫn của phái nữ.

Một số nguyên nhân khiến đôi môi không đẹp

Cũng như da, môi cũng bị lão hóa. Thượng bì của bờ môi có cấu trúc đặc biệt, khiến môi rất dễ tổn thương, dễ bị mất nước và khô. Tiếp xúc kéo dài với ánh nắng mặt trời, có thể bị bệnh viêm môi ánh sáng hay thậm chí ung thư.

Hút thuốc lá cũng là một trong những nguy cơ lớn gây ung thư môi. Hút thuốc cũng có thể làm tăng sắc tố ở miệng của những người da sẫm màu.

Viêm môi là một biểu hiện thường gặp do nhiều nguyên nhân. Viêm môi có thể xảy ra đối với những người sử dụng vitamin A theo đường uống, hoặc do thiếu vitamin B12 (riboflavin), B6 (pyridoxine), nicotinic acid, folic acid, hoặc sắt. Liếm môi thường xuyên cũng là thói quen không tốt (hay gặp ở trẻ em) dễ dẫn đến khô môi và có thể bị viêm môi.

Môi bị khô, nứt nhẹ, các đường rãnh trên bờ môi rõ nét, có thể bong ít vảy. Viền môi không còn rõ nét, trong trường hợp nặng có thể bị tiết dịch. Khô môi có thể do môi trường lạnh hoặc khô, tác động lặp đi lặp lại gây ra cho môi. Điều này thường gặp ở những vùng cao, khí hậu lạnh, độ ẩm thấp, gió nhiều dễ gây mất nước qua thượng bì. Môi cũng dễ bị viêm do dị ứng với những tác nhân sau: Nickel, kem đánh răng và rượu.

Chăm sóc đúng để có đôi môi đẹp

Một đôi môi đẹp cần hội đủ nhiều yếu tố: Đầy đặn, đường nét rõ ràng và cân xứng với khuôn mặt, không khô ráp và màu sắc tươi nhuận. Như vậy chăm sóc thẩm mỹ cho đôi môi cần phối hợp nhiều biện pháp:

- Giữ ẩm: Do lớp sừng mỏng nên môi dễ bị mất nước và trở nên khô. Thoa kem dưỡng ẩm là cần thiết để khắc phục vấn đề này. Sản phẩm có thể dùng riêng hoặc phối hợp trong các thành phần của son môi.

- Son môi: Có nhiều loại son khác nhau như son có khả năng giữ ẩm cho môi gồm có son dưỡng môi (lip balm), son kem (crème lipstick). Các loại không có chất dưỡng ẩm gồm có son bóng (lip gloss) tạo độ bóng cho môi; son lì (matte lipstick) là son mờ, khi thoa lên môi sẽ cho ra màu sắc đậm; son lâu trôi (long lasting lipstick). Khi dùng những loại son này cần lót bằng kem dưỡng ẩm. Ngoài ra còn có các loại son khác như son nhũ (pearly/frost lipstick) có chứa các tinh thể mica hay silica tạo nên hiệu ứng lấp lánh trên môi; son đổi màu (sheer/ stain lipstick)…

Lưu ý khi dùng son môi

- Son môi có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng.

- Kim loại nặng trong son môi: Không nên thoa quá nhiều lần trong ngày (trên 3 lần).

- Nếu thoa các loại son này với tần suất 3 lần/ngày thì lượng hấp thu các kim loại này vào cơ thể sẽ cao hơn ngưỡng cho phép.

- Tại Việt Nam cũng đã có báo cáo về trượng hợp ngộ độc chì do thoa son môi.

- Sử dụng son môi nhiều hơn 3 lần mỗi ngày có thể gây nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống./.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên