Người đi bộ và xe máy băng qua đường không đúng nơi quy định tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông - Ảnh: NAM TRẦN
Cuộc sống ngày càng phát triển, phương tiện giao thông ngày càng phong phú, cùng với đó là số vụ tai nạn giao thông cũng tăng theo. Mặc dù các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông nhưng hiệu quả chưa cao.
Tai nạn giao thông phần lớn là do ý thức chấp hành luật giao thông chưa tốt. Do đó, để giảm thiểu tai nạn giao thông, cần thiết phải xây dựng cho được ý thức chấp hành luật giao thông ở mỗi người dân.
Tuyến đường từ ngã ba Duy Hòa, TP Buôn Ma Thuột vào huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk có khá nhiều xe buýt, xe chở vật liệu xây dựng và đa số là chạy nhanh, ít biết nhường đường. Có lần tại một "ổ trâu" đoạn đường ngay cánh đồng Duy Hòa, tôi chủ động dừng tránh một xe tải.
Một người đàn ông đi xe máy vượt qua đúng lúc xe tải cũng băng qua "ổ trâu". Không ai nhường ai, người đi xe máy loạng choạng tấp vào lề cỏ ven đường. Cũng may là không có kết thúc như câu chuyện hai con dê đi qua cầu.
Một hiện tượng phổ biến khác là người ta tranh nhau đi trước một tí tại ngã tư có đèn đỏ. Trước khi dừng xe người nào cũng cố chen lên trước một chút. Đường dành cho người đi bộ "teo" lại dần. Đồng hồ báo đèn đỏ còn 3 giây, có khi là 5 giây, hầu như mọi người đều tăng ga vượt lên.
Bất cứ ai có bằng lái xe (không phân biệt hạng nào) cũng đều biết rằng tín giệu đèn đỏ là dừng lại, đèn xanh mới được đi. Dù là một giây vẫn là đèn đỏ, nhưng sao mọi người vẫn "vô tư" đi qua?
Một lần đi vào huyện Krông Ana vào buổi trưa, đến ngã tư gần trung tâm thị trấn Buôn Trấp thì gặp đèn đỏ nên tôi dừng xe. Có mấy cô cậu học sinh đi từ hướng Trường THPT Hùng Vương về nhìn tôi có vẻ ngạc nhiên rồi hỏi: "Đường vắng sao chú không đi?". Tôi hướng mắt về phía đèn đỏ có ý trả lời. Cô bé ngồi sau xe đạp bỏ lại tiếng "hâm!" trước khi đi qua.
Bộ Giáo dục và đào tạo đã yêu cầu tích hợp nội dung chấp hành pháp luật về an toàn giao thông vào các môn học, nhất là môn Giáo dục công dân nhưng qua trường hợp trên rõ ràng là việc giảng dạy không hiệu quả. Bởi vì việc này chỉ dừng lại ở mức tuyên truyền chứ chua phải là giáo dục.
Kể vài câu chuyện nhỏ để thấy việc tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật về giao thông còn hạn chế. Tuyên truyền để giáo dục chứ không nên chỉ dừng lại ở việc nói cho xong rồi thôi. Cần mang đến cho mọi người khái niệm "văn hóa giao thông" để biết rằng chấp hành luật giao thông là văn hóa, là biểu hiện sống đẹp.
Mọi người phải chung tay xây dựng văn hóa giao thông. Nhà trường giáo dục học sinh văn hóa giao thông chứ đừng coi đây là việc dạy và học về luật giao thông. Gia đình cũng cần dạy con em mình biết nhường nhịn, không nên tranh nhau khi tham gia giao thông. Thà chậm một chút còn hơn... hết cả đời!
Cảnh sát giao thông (CSGT) không chỉ xử phạt người vi phạm mà cần nhắc nhở, cảnh cáo những trường hợp vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử phạt. Tôi từng gặp cảnh học sinh đạp xe dàn hàng ngang trên đường qua cả chốt CSGT đang làm việc mà không bị cảnh cáo hay nhắc nhở gì.
Người dân ở xã Quảng Điền, huyện Krông Ana có lẽ còn nhớ câu chuyện mà theo tôi rất đáng để suy nghĩ: Một hôm CSGT vào đóng chốt kiểm tra gần chợ Điện Bàn, một học sinh Trường THCS Lê Đình Chinh đi học về đã cố tình đi xe đạp lạng lách giữa đường. Một anh CSGT gọi học sinh này vào nhắc nhở.
Trong khi anh CSGT cố gắng giải thích rằng đi xe như thế là gây nguy hiểm cho chính mình và những người xung quanh thì em này càng tỏ ra bướng bỉnh với lý do "em đi xe đạp chứ không phải xe máy". Anh CSGT đã lập biên bản tạm giữ chiếc xe đạp vi phạm.
Tôi đánh giá cao thái độ chấp pháp của anh CSGT hôm ấy: thấy hành vi có nguy cơ gây tai nạn thì phải nhắc nhở, nhắc nhở nhưng người vi phạm không nhận ra cái sai thì phải có biện pháp kiên quyết để răn đe.
Tai nạn giao thông không phải là hiểm họa trên trời rơi xuống mà đến từ chính những người đang tham gia giao thông. Nếu mỗi người khi ra đường cùng có ý thức chấp hành pháp luật, biết giữ an toàn cho mình và cho những người xung quanh thì nguy cơ tai nạn giao thông không có cơ hội tồn tại.
Cùng "Chuyến xe văn minh" xây dựng văn hóa giao thông
Hãy tham gia chương trình "Chuyến xe văn minh" do Tuổi Trẻ phối hợp các sở ngành TP.HCM phát động với sự đồng hành của Grab để cùng nâng cao ý thức cộng đồng và lan tỏa những hành vi đẹp khi tham gia giao thông.
Không những thế, bạn còn có thể chung tay trao tặng nón bảo hiểm cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn qua 2 hình thức đơn giản sau:
• Cách 1: Lan tỏa câu chuyện việc tốt
1. Nhấn thích hoặc chia sẻ các bài viết về "Chuyến xe văn minh".
2. Thay đổi khung chương trình "Chuyến xe văn minh" cho ảnh đại diện.
3. Đồng ý tham gia lan tỏa câu chuyện việc tốt.
• Cách 2: Gởi bài viết/hình ảnh/video về câu chuyện văn minh giao thông mà bạn chứng kiến, ý kiến của bạn để xây dựng văn hóa giao thông
1. Truy cập website và gửi bài/hình ảnh/video theo hướng dẫn.
2. Tham gia từ Facebook cá nhân: đăng tải câu chuyện/ảnh chụp /video mà mình chứng kiến và quan sát được lên trang Facebook cá nhân ở chế độ công khai và gắn kèm hashtag #chuyenxevanminh.
3. Gửi đến email của chương trình tại địa chỉ [email protected]
Đặc biệt, khi tham gia chương trình theo cách 2, bạn sẽ có cơ hội được nhận quà tặng hằng tuần có giá trị 1 triệu đồng. Xem thêm thông tin tại
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận