Chào luật sư, em năm nay 15 tuổi. Mẹ em mất sớm, bố em có tái hôn với mẹ kế hiện tại. Hiện giờ hai người đang muốn ly hôn. Liệu em có được ở với mẹ kế không ạ?
Minh họa: NGỌC THÀNH
Chào luật sư, em năm nay 15 tuổi. Mẹ em mất sớm, cha em có tái hôn với mẹ kế hiện tại. Hiện giờ hai người đang muốn ly hôn. Người mẹ kế này rất thương em và em cũng thương mẹ. Liệu em có được ở với mẹ kế không ạ?
Luật sư Lê Hồng Hiển (Đoàn luật sư TP Hà Nội) tư vấn về việc bạn muốn được ở với mẹ kế như sau:
Quy định về quyền nuôi dưỡng, thăm nom sau khi ly hôn được quy định tại khoản 2 điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:
"Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con".
Luật sư Lê Hồng Hiển
Tuy nhiên, quy định tại điều 79 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì:
"Điều 79. Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng
1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của luật này.
2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại điều 70 và điều 71 của luật này".
Trong trường hợp quan hệ hôn nhân giữa cha em và mẹ kế chấm dứt, mẹ kế không còn sống chung với cha em, thì mẹ kế của em không còn nghĩa vụ đương nhiên phải chăm sóc em.
Tuy nhiên nếu thực sự mẹ kế thương em, và em cũng muốn sống chung với mẹ kế, thì khi cha và mẹ kế ly hôn em có thể trình bày nguyện vọng này với tòa. Đồng thời, mẹ kế cũng trình bày mong muốn được chăm sóc và có đủ điều kiện để nuôi em thì tòa sẽ xem xét.
Tình cảm thân thiết giữa mẹ kế thường khó xây dựng được như đối với cha mẹ ruột thịt. Việc em muốn ở với mẹ kế chứng tỏ quan hệ của em và mẹ kế rất tốt. Mong em sẽ đạt được nguyện vọng của mình.
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].
Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận