26/07/2022 20:27 GMT+7

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập 'kỷ lục bất biến'

HOÀI PHƯƠNG
HOÀI PHƯƠNG

TTO - Chiều 26-7, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) công bố 20 kỷ lục đầu tiên trong hành trình tìm kiếm và công bố top 100 kỷ lục bất biến của Việt Nam lần 1 năm 2022.

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 1.

Top 10 kỷ lục bất biến mang yếu tố "đầu tiên" của Việt Nam - Ảnh: VietKings

20 kỷ lục trong số 100 kỷ lục bất biến của Việt Nam vừa được công bố gồm: top 10 kỷ lục bất biến của thiên nhiên và top 10 kỷ lục bất biến mang yếu tố "đầu tiên" của Việt Nam.

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 2.

Top 10 kỷ lục bất biến của thiên nhiên

Kỷ lục này được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xem xét dựa trên góc độ bất biến và khả biến của những hiện tượng, đối tượng, sự vật, công trình, sự kiện... đã xuất hiện, tồn tại và gần như không thể thay thế hoặc không (hoặc rất ít khi) bị phá vỡ theo thời gian.

Theo đó, các kỷ lục đáp ứng được tiêu chí theo định nghĩa này thường thiên về yếu tố tự nhiên, có tính duy nhất hoặc gần như bền vững theo thời gian như dòng sông dài nhất, ngọn núi cao nhất, dãy núi dài nhất; hay các công trình nổi bật mang yếu tố đầu tiên như trường đại học đầu tiên, khách sạn được xây dựng đầu tiên, cây cầu xây dựng đầu tiên, nhà máy đầu tiên…

Top 10 kỷ lục bất biến của thiên nhiên:

1. Fansipan (Lào Cai) - đỉnh núi cao nhất Việt Nam

2. Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam

3. Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) - đảo lớn nhất Việt Nam và thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam

4. Sông Đồng Nai - dòng sông nội địa dài nhất Việt Nam

5. Đèo Ô Quy Hồ (Lai Châu) - đèo dài nhất Việt Nam

6. Dãy Trường Sơn - dãy núi dài nhất Việt Nam

7. Hẻm vực Tu Sản (Hà Giang) - hẻm vực sâu nhất Việt Nam

8. Đá Voi Mẹ (Đắk Lắk) - tảng đá granite nguyên khối lớn nhất Việt Nam

9. Rừng ngập mặn Cà Mau (Cà Mau) - rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam

10. Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) - hang động tự nhiên lớn nhất Việt Nam.

Top 10 kỷ lục bất biến mang yếu tố "đầu tiên"

1. Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) - trường đại học đầu tiên của Việt Nam

2. Nhà máy thủy điện Ankroet (Lâm Đồng) - nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam

3. Đáng đời thằng cáo - bộ phim hoạt hình đầu tiên của Việt Nam

4. Duyệt Thị Đường (Thừa Thiên Huế) - nhà hát quốc gia đầu tiên của Việt Nam

5. Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê (Hòa Bình) - nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam

6. Làng tre Phú An (Bình Dương) - khu bảo tàng và bảo tồn sinh thái tre đầu tiên của Việt Nam

7. Vinasat-1 - vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam

8. Cầu Long Biên (Hà Nội) - cây cầu thép đầu tiên của Việt Nam

9. Tràng Tiền Plaza (Hà Nội) - trung tâm thương mại đầu tiên của Việt Nam

10. Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) - trường trung học phổ thông đầu tiên của Việt Nam.

Top 100 kỷ lục bất biến của Việt Nam lần thứ nhất dự kiến sẽ được công bố và trao tặng tại Hội ngộ kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 55 vào đầu năm 2023.

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 3.

Với độ cao 3.143m (số liệu năm 1909), Fansipan là ngọn núi cao nhất của 3 nước Đông Dương

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 4.

Nằm ở độ cao 145m so với mực nước biển, hồ Ba Bể dài khoảng 8km và sâu khoảng 20-25m, diện tích mặt nước 650 ha. Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam, đồng thời thuộc top 100 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 5.

Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam, được mệnh danh là đảo ngọc. Kể từ ngày 1-1-2021, Phú Quốc chính thức trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 6.

Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM với chiều dài 586km

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 7.

Đèo Ô Quy Hồ dài 50km nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, đây là con đèo dài nhất Việt Nam với cung đường hiểm trở và hùng vĩ

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 8.

Dãy núi Trường Sơn có chiều dài hơn 1.100km, với tổng diện tích khoảng 22 triệu ha. Dãy Trường Sơn chạy qua 21 tỉnh, thành, được chia thành Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, ngăn cách bởi đèo Hải Vân và núi Bạch Mã

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 9.

Hẻm vực Tu Sản là vực sâu với chiều cao vách đá lên tới 700 - 900m, chiều dài tới 1,7km, phát hiện tại khu vực của 3 xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 10.

Đá Voi Mẹ có chiều dài khoảng 200m, chu vi dưới chân đá khoảng 500m, cao hơn 30m. Đây là tảng đá nguyên khối lớn nhất Việt Nam nằm trên địa bàn xã Yang Réh, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 11.

Với tổng diện tích lên đến 63.017 ha, rừng ngập mặn Cà Mau trải dài 6 huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh, Ngọc Hiển và Năm Căn. Phần lớn diện tích nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau và hơn 15.000 ha thuộc Vườn quốc gia Mũi Cà Mau

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 12.

Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) là hang động được cả 3 tổ chức kỷ lục trên thế giới cùng ghi nhận là hang động tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Hang này nằm trong quần thể hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 13.

Văn Miếu được xây dựng bởi vua Lý Thánh Tông vào năm 1070. Đến năm 1076, Văn Miếu còn có thêm Quốc Tử Giám dạy học cho con của các quan lại trong triều. Đây được xem là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 14.

Công trình Nhà máy thủy điện Ankroet được khởi công xây dựng từ năm 1942 và đi vào hoạt động năm 1945. Nhà máy thủy điện này đặt tại Lâm Đồng, do người Pháp thiết kế. Đến nay, các tổ máy đã được cải tạo, nâng công suất và tiếp tục phát, cấp điện cho thành phố Đà Lạt. Đây được xem là nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 15.

Phim “Đáng đời thằng cáo” được chuyển thể từ câu chuyện “Con cáo và tổ ong”, dài 10 phút. Phim xoay quanh tình bạn gắn bó của hai nhân vật chính là Gấu và Gà. Bộ phim hoạt hình này được nhóm họa sĩ gồm: Lê Minh Hiền, Trương Qua, Hồ thực hiện năm 1959

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 16.

Duyệt Thị Đường là nhà hát cung đình nằm trong Tử Cấm thành (Hoàng thành, Kinh thành Huế) được xây năm 1826 dưới thời vua Minh Mạng và là nhà hát cổ nhất của Việt Nam còn lại cho đến hôm nay

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 17.

Maison Godard (hay Grands Magasins Réunis), được xây dựng lần đầu năm 1901, trở thành biểu tượng Hà Nội và mang đậm dấu ấn lịch sử. Nơi đây nay là Tràng Tiền Plaza

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 18.

Đồn điền Chi Nê (tỉnh Hòa Bình) được xây dựng cuối thế kỷ XIX, rộng 7.331 ha. Bô-Ren (người Pháp) là chủ đồn điền này. Năm 1943, Bô-Ren bán lại đồn điền cho gia đình ông Đỗ Đình Thiện với giá hai ngàn lượng vàng. Sau đó ông Thiện hiến lại nhà nước để lập nhà máy in tiền

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 19.

Dự án xây dựng khu bảo tồn sinh thái tre được bắt đầu từ năm 1999 gồm có bảo tàng thực vật và bảo tàng sinh thái tre - nơi lưu giữ và phát triển hơn 300 mẫu tre nứa. Đây là khu bảo tàng, bảo tồn hệ sinh thái tre xanh đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 20.

Trường được khởi công năm 1874 và hoàn thành năm 1877. Ngày đầu thành lập (năm 1874), trường có tên Collège Indigène. Sau được đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat. Năm 1954, trường đổi tên thành Jean Jacques Rousseau. Đến năm 1970, trường được giao trả cho người Việt và đổi tên là Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Từ năm 1977, nơi đây thành Trường THPT Lê Quý Đôn

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 21.

Vinasat-1 là dự án vệ tinh có tổng giá trị đầu tư khoảng 300 triệu USD với thời gian hoạt động 15 năm. Đúng 5h17 ngày 19-4-2008 (giờ địa phương) từ Kourou (French Guiana), vệ tinh thương mại đầu tiên của Việt Nam Vinasat-1 đã được phóng thành công lên quỹ đạo

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập kỷ lục bất biến - Ảnh 22.

Cầu Long Biên khởi công xây dựng ngày 12-9-1898, là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng do Pháp xây dựng. Cầu khánh thành ngày 28-2-1902, có chiều dài 1.862m.

Hồ Ngọc Hà, Đông Nhi chúc mừng đạo diễn Trần Thành Trung xác lập 2 kỷ lục Việt Nam Hồ Ngọc Hà, Đông Nhi chúc mừng đạo diễn Trần Thành Trung xác lập 2 kỷ lục Việt Nam

TTO - Tối 30-6, tại TP.HCM, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) trao bằng xác lập 2 kỷ lục Việt Nam cho T Production - đơn vị sản xuất hàng loạt dự án cộng đồng trong 10 năm qua.

HOÀI PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên